Bạn đang thắc mắc nội dung của cuốn sách này là gì ư? Một
cuốn truyện, chính xác hơn là một tự truyện thuộc thể loại hồi ký đã được biên
chế, thêm thăt chi tiết cho nó kịch tính hơn.
Và nhân vật chính, thằng Varun Agarwal cùng thằng bạn chí
cốt Rohn Malhotra.
Và tôi phát hiện ra, sự khác biệt và sự đặc biệt khi đó là
“Tôi muốn cuộc đời như tôi muốn” chứ không phải là “Tôi cần…” Một từ thay đổi
nhưng hoàn toàn khác nhau, mong muốn khát khao mãnh liệt làm điều mình muốn.
"Ờ trước khi bắt đầu, tôi nói cho các cậu hay, đây là cuốn
sách kể lại hành trình trở thành doanh nhân của tôi. Được rồi, được rồi, có thể
thi thoảng tôi hơi chém một tí, nhưng dù gì thì nó cũng là câu chuyện của tôi.
Vì thế, các cậu nghe thì nghe, mà không nghe thì kệ, tôi cũng đếch quan tâm
đâu.
Cuốn sách này là tất cả những kinh nghiệm tôi có được khi
vật lộn khởi nghiệp một công ty với thằng bạn chí cốt Rohn Malhotra.
Và làm ơn đừng có đọc xong rồi đi rêu rao như mõ làng rằng:
"Này chúng mày ơi, thằng này viết không ngửi được." Tôi biết thừa đi
ấy chứ. Tôi chỉ là một người kể chuyện chứ chẳng phải nhà văn quái gì, thế nên
tốt hơn hết đừng mong đợi nhiều."
Nói một cách ngắn gọn, câu chuyện là sự bứt
phá vươn lên của một cậu trai thất nghiệp đến một doanh nhân trẻ, khi viết cuốn
sách này cậu 23 tuổi.
Cậu sinh viên tốt nghiệp đại học một cách làng
nhàng, ko có gì nổi bật, là niềm thất vọng của ba mẹ vì ở Ấn Độ, không tốt
nghiệp giỏi, không có bằng MBA thì không lấy được vợ, đồng nghĩa với việc không
được tham gia vào phân chia của hồi môn sau này.
Mà ở thành phố Bangolare của cậu, không có
nghề nào được tôn trọng ngoài kĩ sư công nghệ, vì thế “nếu lấy viên đá ném vào
một người thì xác suất trúng vào kĩ sư công nghệ hoặc những người làm dịch vụ
công nghệ là 99%”.
Cuốn sách này không chỉ nói về việc khởi nghiệp của một người
trẻ, nó còn nói về ý chí của Varun khi dám đứng độc lập, không đi theo những
định kiến của xã hội và dám thay đổi nó. Mẹ là người cho cậu quyết tâm để làm
mọi thứ. Mặc dù có khi bị lung lay bởi những bà dì luôn luôn “tiêm nhiễm” vào
đầu mẹ cậu ta những suy nghĩ tiêu cực về doanh nhân, mẹ cậu ấy đã cho cậu ấy
thấy bà rất tin tưởng và tự hào vì cậu ấy.
Câu chuyện còn hướng dẫn rất nhiều cách thức và chìa khóa
vàng mà đó là những kiến thức tích lũy kinh nghiệm từ lúc lập nghiệp đến nay
---
Dick Costolo, người sáng lập Twitter đã
có một câu nói nổi tiếng:
“Khi bạn muốn có một chiếc xe đạp và lái
nó, bạn chỉ cần ngừng suy nghĩ về việc ‘có hàng tá lý do khiến tôi có thể bị
ngã’, bạn chỉ cần nhảy lên xe và đạp thật lực. Bạn chỉ cần mang theo một chiếc
bản đồ, một chiếc bơm và một đôi giày thật tốt để tiếp tục chặng đường phía
trước.”
Dương Phiêu Linh
Bạn đang thắc mắc nội dung của cuốn sách này là gì ư? Một
cuốn truyện, chính xác hơn là một tự truyện thuộc thể loại hồi ký đã được biên
chế, thêm thăt chi tiết cho nó kịch tính hơn.
Và nhân vật chính, thằng Varun Agarwal cùng thằng bạn chí
cốt Rohn Malhotra.
Và tôi phát hiện ra, sự khác biệt và sự đặc biệt khi đó là
“Tôi muốn cuộc đời như tôi muốn” chứ không phải là “Tôi cần…” Một từ thay đổi
nhưng hoàn toàn khác nhau, mong muốn khát khao mãnh liệt làm điều mình muốn.
"Ờ trước khi bắt đầu, tôi nói cho các cậu hay, đây là cuốn
sách kể lại hành trình trở thành doanh nhân của tôi. Được rồi, được rồi, có thể
thi thoảng tôi hơi chém một tí, nhưng dù gì thì nó cũng là câu chuyện của tôi.
Vì thế, các cậu nghe thì nghe, mà không nghe thì kệ, tôi cũng đếch quan tâm
đâu.
Cuốn sách này là tất cả những kinh nghiệm tôi có được khi
vật lộn khởi nghiệp một công ty với thằng bạn chí cốt Rohn Malhotra.
Và làm ơn đừng có đọc xong rồi đi rêu rao như mõ làng rằng:
"Này chúng mày ơi, thằng này viết không ngửi được." Tôi biết thừa đi
ấy chứ. Tôi chỉ là một người kể chuyện chứ chẳng phải nhà văn quái gì, thế nên
tốt hơn hết đừng mong đợi nhiều."
Nói một cách ngắn gọn, câu chuyện là sự bứt
phá vươn lên của một cậu trai thất nghiệp đến một doanh nhân trẻ, khi viết cuốn
sách này cậu 23 tuổi.
Cậu sinh viên tốt nghiệp đại học một cách làng
nhàng, ko có gì nổi bật, là niềm thất vọng của ba mẹ vì ở Ấn Độ, không tốt
nghiệp giỏi, không có bằng MBA thì không lấy được vợ, đồng nghĩa với việc không
được tham gia vào phân chia của hồi môn sau này.
Mà ở thành phố Bangolare của cậu, không có
nghề nào được tôn trọng ngoài kĩ sư công nghệ, vì thế “nếu lấy viên đá ném vào
một người thì xác suất trúng vào kĩ sư công nghệ hoặc những người làm dịch vụ
công nghệ là 99%”.
Cuốn sách này không chỉ nói về việc khởi nghiệp của một người
trẻ, nó còn nói về ý chí của Varun khi dám đứng độc lập, không đi theo những
định kiến của xã hội và dám thay đổi nó. Mẹ là người cho cậu quyết tâm để làm
mọi thứ. Mặc dù có khi bị lung lay bởi những bà dì luôn luôn “tiêm nhiễm” vào
đầu mẹ cậu ta những suy nghĩ tiêu cực về doanh nhân, mẹ cậu ấy đã cho cậu ấy
thấy bà rất tin tưởng và tự hào vì cậu ấy.
Câu chuyện còn hướng dẫn rất nhiều cách thức và chìa khóa
vàng mà đó là những kiến thức tích lũy kinh nghiệm từ lúc lập nghiệp đến nay
---
Dick Costolo, người sáng lập Twitter đã
có một câu nói nổi tiếng:
“Khi bạn muốn có một chiếc xe đạp và lái
nó, bạn chỉ cần ngừng suy nghĩ về việc ‘có hàng tá lý do khiến tôi có thể bị
ngã’, bạn chỉ cần nhảy lên xe và đạp thật lực. Bạn chỉ cần mang theo một chiếc
bản đồ, một chiếc bơm và một đôi giày thật tốt để tiếp tục chặng đường phía
trước.”
Dương Phiêu Linh