Đó là tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam. Tác phẩm là tập hợp từng cuộc sống, suy nghĩ khác nhau của mọi tầng lớp trong xã hội những năm kháng chiến chống Mĩ. Lối văn của tác giả khác với hai người anh trong nhóm Tự lực văn đoàn, ngòi bút sắc xảo của ông là thiên về hiện thực xã hội.
“Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”Tuyên ngôn của Thạch Lam trong sự nghiệp văn chương của mình rất cao đẹp và quả thật vậy khi người ta tìm đọc đến Những ngày mới, Duyên số,.. những con người ấy rũ bỏ cái quá khứ hoàng nhoáng để bằng lòng, hạnh phúc với hiện tại, hay Một cơn giận, Trở về,.. khiến ta đọc xong phải rung rình mà muốn vứt bỏ bởi cái nhỏ nhen trong mỗi chúng ta.
Mỗi mẩu truyện ngắn mà Thạch Lam viết không chau chuốt về
câu văn, rất mực ngắn gọn và xúc tích. Đừng đọc quá vội vàng, từng câu từng chữ
lướt qua, khi để tâm suy ngẫm, lại thấy được cái mỉa mai ông ngầm viết về người
con
“Ra đến ngoài, Tâm nhẹ hẳn mình. chàng tự cho đã làm xong bổn phận”
cái
nhếch môi khi thuật lại lời người anh
“Thế mà chúng em cứ tưởng có một con chim
đáng thương nó đến gọi cửa.”
hay nỗi trăn trở về sự nghèo
“Cái nghèo nàn không
biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi;”
Và cái kết
mà ông dành cho từng mẩu truyện đều mở, đều lưng lửng đến phát ghét bởi ta thấy
cái sự khổ, sự nhẫn tâm vẫn đeo đuổi mãi với nhà mẹ Lê, với gã kéo xe Dư hay
người bạn trẻ,… Dừng lại ở mỗi truyện là mỗi lần cái khắc nghiệt mà xã hội bấy
giờ giáng xuống từng nhân vật lại len lỏi vào các ngóc ngách tâm hồn ta, đánh vỡ
vụn những mảnh cảm xúc dữ dội, bắt trái tim khô cằn nhất cũng trở nên đồng điệu
với mỗi mảnh ghép cuộc sống đó, rồi khắc lên tâm trí một vết hằn sâu đến ám ảnh
mỗi chúng ta phải sống thật đẹp, thật cao quý để thoát ra những cảnh lầm than
đó. “Ra đến ngoài, Tâm nhẹ hẳn mình. chàng tự cho đã làm xong bổn phận”cái nhếch môi khi thuật lại lời người anh
“Thế mà chúng em cứ tưởng có một con chim đáng thương nó đến gọi cửa.”hay nỗi trăn trở về sự nghèo
“Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi;”
Gió đầu mùa
- Thạch Lam -
Tôi đã đi được hơn hai phần ba chặng đường quyển sách, cảm
nhận thật lòng vẫn chưa trọn vẹn, chưa thành thục những hàm ý của tác giả nhưng
tôi chắc rằng nếu bạn thử, một phần nào đó của trái tim bạn sẽ mang tên Thạch Lam.
Khiết Hoàng
Wow, reviewnày khiến tui rất muốn đọc nó. Cố lên nhé bạn hiền!!! ^^
Trả lờiXóa