Tác
giả: Tony Buổi Sáng.
Thể loại: Tản văn
Không cần
phải nói nhiều thì chắc nhiều bạn cũng biết đến cuốn sách “ Cà phê cùng Tony”
này rồi nhỉ? Và một khi đã đọc rồi, hẳn nhiều bạn sẽ thích mê cho xem. Vì sao ư?
Để xem, ông bà ta có câu : “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Cà phê cùng
Tony là một điển hình cho câu nói đó đấy.
Cái tát của Tony
Oa… Đọc
cuốn sách này thật sự rất đau đó, bị ăn tát nhiều thế cơ mà, nhưng nhờ những cú
tát mỗi sáng sớm đó lại khiến mình cảm thấy tỉnh hơn, khí thế hơn và bùng cháy
hoài bão dữ dội hơn. Giọng văn của Tony rất hay nhé! Đậm chất Nam Bộ ngay cả
trên trang viết, hài hước và cách nói hàm ý khiến nhiều người đọc như mình phải
giật mình: "Chết, có phải đang nói tới mình không ta? Không lẽ là bị theo
dõi?”. Nhưng không, bạn ạ! Những điều được nói trong cuốn sách này có thể nói
là hơi bị nhiều thói quen tật xấu mà nhiều bạn trẻ như chúng ta mắc phải, phí
thời gian vào những chuyện vô ích để khi ngày lại ngày trôi qua, ta giật mình
nhìn lại và tự hỏi, bản thân đã làm được những gì sau những tháng ngày phung
phí tuổi trẻ đó?
Ố ồ… Vậy
bây giờ bạn không cần phải lo nữa. Chính Tony đây sẽ giúp bạn thức tình sau mỗi
buổi sáng cà phê cùng Tony, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian tìm
kiếm, khẳng định bản thân mà bắt tay ngay và luôn để thực hiện ước mơ cho một
tương lai đầy hứa hẹn. Hơn thế nữa còn tích luỹ được khối điều hay cho bản thân
và khối kinh nghiệm không cần trải nghiệm cũng biết được.
Không
phải nói nghe cho vui mà Nguyên có dẫn chứng đàng hoàng à nha!
Chuyện Tony ở Harvard
Mới nhào
vô thì bạn đọc đã bị chỉnh sửa về lỗi phát âm tiếng Anh sai phổ biến mà ngay cả
mấy người thuyết minh trên phim còn mắc phải.
“Nhiều người phát âm chữ Harvard là Ha Vớt, Tony nghe không hài lòng, Nên đọc là Há Vợt nhé, vì chữ “vợt” nghe nó có tính chất thể thao kiểu “quần vợt”, còn “vớt” nghe như đậu vớt, vớt vát, trục vớt, không hay.”
Vậy là ổng cứ thế kể một lèo về chuyện ổng đi Há Vợt, nghe sướng phải biết vì người Việt Nam mình cứ nghe đến việc ai đi nước ngoài cũng thích, cũng ham, cũng nghĩ ông này giỏi lắm, thế là đọc, rồi thích, rồi say mê, nói Tony nói chuyện hay quá, dễ thương quá ! (cái này tác giả cũng tự công nhận). Một chiêu PR khá khôn khéo.
Mà
chuyện Tony đi Há Vợt cũng hay lắm nhé! Nghe có vẻ hư cấu nhưng biết đâu... đó
lại không phải là sự thật. Tony – chàng trai với gương mặt thanh tú (tác giả tự
nhận) từ một đại gia chứng khoán bỗng một ngày nọ trắng tay, “bị vứt chỏng chơ
ra xã hội nghèo khổ, rách rưới nhưng gương mặt anh ấy vẫn đẹp một cách rạng
rỡ.” Sau đó, Tony tìm được cơ hội đi nước ngoài rất nhẹ nhàng nhờ một ông giáo
sư rảnh rỗi chẳng việc gì làm ở Há Vợt và đi ngon ơ. Sau nhiều chuyện xảy ra ở
Há Vợt, bạn đọc và cả Nguyên đều nhận ra rằng chỉ có học mới là con đường ngắn
nhất dẫn đến thành công thôi.
Cái
chết của Chu Du
Có thể
nói, đây là mẫu chuyện mà Nguyên thích nhất bởi Nguyên rất thích Tam
quốc diễn nghĩa. Mượn nhân vật Chu Du, vì ghen tị với tài năng của Khổng
Minh mà hộc máu chết. Cứ thế, Tony dẫn dắt bạn đọc đến với những câu chuyện của
Tony, vô cùng hài hước, dí dỏm qua cách phê phán nhiều người dễ thất bại trong
sự nghiệp vì mắc cái bệnh Chu Du này.
Mình
không tự nhận bản thân chưa từng mắc bệnh này. Đôi khi, ta ghen tị với một ai
đó, vì người đó học giỏi hơn, đẹp hơn, được nhiều người mến mộ hơn hay có nhiều
tài lẻ này nọ… Một khi ta cảm thấy không hài lòng về những gì mình có, trong
người ta bắt đầu có cảm giác ganh đua với nhiều người. Nhưng đó cũng là một
cách hay để ta phấn đấu hơn trong cuộc sống. Quan trọng, thông qua mẫu chuyện
này. Tony giúp bạn đọc phân biệt được thế nào là nỗ lực đúng cách để không hình
thành cái văn hoá Chu Du, suốt ngày GATO người khác cũng chẳng làm được việc gì
lớn.
Tham gia buổi trò chuyện cùng Tony, Tony nói đủ
thứ chuyện lớn nhỏ từ hành trinh, cuộc sống, kinh nghiệm đến chuyện ăn, chuyện
ngủ, cả chuyện đi vệ sinh... sao cho lịch sự, văn minh.
Trong đó, “Chuyện về một cô giáo” là mẩu chuyện nhỏ với vài chia sẻ của Tony về một cô giáo đã về hưu đứng chờ học sinh cũ đến nhà trong ngày 20/11. Kết thúc buổi hôm ấy chỉ còn lại món quà của Tony - một người xa lạ và bó hoa cô tự mua tặng mình. Tuy truyện này ngắn nhất, vỏn vẹn trong hai trang viết nhưng để lại trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ về cái ngày hiến chương nhà giáo này.
Còn nhiều, nhiều lắm những chuyện Nguyên muốn kể cho mọi người nghe trong quá trình thưởng thức cuốn sách. Nói ra hết thì mất vui.
Tony Buổi Sáng đã quá
quen thuộc với nhiều người trên cộng đồng mạng thông qua những câu chuyện Tony
trải nghiệm được trong cuộc sống. Chia sẻ thêm, Tony không chỉ muốn dừng lại
chỉ qua những trang viết trên mạng mà tác giả muốn đưa những bài viết này đến
với những độc giả không có điều kiện sử dụng Internet, đồng thời khuyến khích
văn hoá đọc ở các bạn trẻ trong thời đại văn hoá nghe nhìn đang chiếm ưu thế.
Có thể, nhiều bạn đọc sẽ
không hài lòng khi thấy Tony sử dụng một vài ngôn ngữ “cư dân mạng”. Nhưng một
khi đã đọc thì ai quan tâm chứ, vì không phải điều đó khiến ta, đặc biệt là các
bạn trẻ cảm thấy gần gũi hơn hay sao?
Nhiều người lại không
thích đọc truyện của Tony lắm. Vậy mình khuyên bạn một điều, nếu bạn là người
cổ hữu, tự cao tự đại, không thích nghe người ta khuyên bảo thì không nên đọc
Tony làm gì. Vì nhiều người sau khi ăn tát xong thì lại đem đi rêu rao nói xấu
tác giả. Nhưng việc đó lại chẳng có gì hay ho vì khi bạn lạc đường, có biển báo
mà bạn không thèm chú ý, lao đầu vào biển sương mù thì mọi hậu quả đều do ta
gánh vác.
Thế nên
khi đọc, hãy từ từ suy nghĩ về những gì Tony nói, để tự nhận ra lỗi sai của bản
thân, để tự mình sửa chữa.
“Đừng đổ lỗi cho ai. Đâu có thể thay đổi chương trình giáo dục, cũng đâu có thể thay đổi thầy cô, chỉ có một giải pháp duy nhất là TỰ THAY ĐỔI MÌNH, và nhân cách đẹp lung linh thì mới tự tin hất mặt lên trời được.”
Còn chờ
gì nữa, hãy cùng Tony đi uống cà phê và sẵn sàng cười thả ga với những
câu chuyện dí dỏm, trào phúng của Tony thôi nào. Biết đâu, bạn sẽ là người kế
tiếp tham gia vào “Câu lạc bộ con dượng” của Tony.
Chúc các
bạn có những phút giây thư giãn.
Chân Nguyên
· Dượng: tên thân
mật bạn đọc gọi tác giả.