• Khởi hành
  • Trạm dừng Spirited away (Vùng đất linh hồn )Nào, giờ bạn hãy thử thưởng tượng mình đang đi cùng bố mẹ trên chiếc xe hơi lướt băng băng trong một khu rừng nào đó và bị lạc...
  • Trạm dừng Hồ - Banana YoshimotoTôi có thói quen viết ra những con chữ trong một bản nhạc nghe đi nghe lại, chìm đắm trong bản nhạc ấy, mọi cảm xúc tôi viết ra đọng lại trong đấy...
  • Trạm dừng Phía nam biên giới, phía tây mặt trời - Haruki MurakumiVẫn là tiểu thuyết tình cảm nội tâm và vẫn y xì phong cách của ông - ảm đạm một màu u tối sao á...
Khởi hành1 Trạm dừng Spirited away (Vùng đất linh hồn )2 Trạm dừng Hồ - Banana Yoshimoto3 Trạm dừng Phía nam biên giới, phía tây mặt trời - Haruki Murakumi4
slider by WOWSlider.com v8.7

31 tháng 1 2015

Trạm dừng "Quyến luyến Roussillon"

Khi tôi nhận ra mình biến mất ở những mối quan hệ...
Tôi đặt mình vào khoảng không thinh lặng, xóa tan mình như bọt bóng giữa thinh không.

Review truyện: Quyến luyến Roussillon.




Tên truyện: Quyến luyến Roussillon.
Tên tác giả: Xuân Thập Tam Thiếu.

Bạn thử tưởng tượng xem nhé, rằng mình tỉnh giấc vào một ngày nắng đẹp, không khí ban sáng trong lành và tinh khiết như những giọt sương mai buổi sớm. Một cơn gió nhẹ lùa vào lật qua vài trang sách đang đặt trên bàn, bên cạnh chiếc lọ cắm hoa oải hương tím biếc dịu nhẹ. Và khung cảnh buổi sáng yên bình và tuyệt vời ấy hoàn toàn có thể để bạn đắm mình trong cuốn “Quyến luyến Roussillon”.



Thật thế bạn ạ, một câu chuyện được miêu tả tuyệt đẹp quá đỗi! Những con chữ không cất lên những nốt nhạc trong bản hòa ca vĩ đại nào đấy, những con chữ vẽ nên những khung cảnh ở miền đất Châu Âu yên bình và đầy quyến rũ.

Tôi bị câu chuyện “rù quyến” ngay từ lần đọc đầu tiên, khi tình cờ đọc nó gần giữa đêm cho đến những phút cuối cùng trước khi kim giờ nhích qua con số không. Vậy rằng, tôi đọc câu chuyện cũng rất nhanh vì chỉ vỏn vẹn mười chap. Nhưng nhiêu đó là quá đủ cho một khung cảnh tuyệt đẹp mà những con chữ mang lại tái hiện trong đầu tôi.

Thế nhưng, khác với những cuốn tự sự Châu Âu tôi từng đọc, câu chuyện này thuộc thể loại ngôn tình. Trong câu chuyện, họ đơn giản là những con người trẻ tuổi, họ dễ thương và một trong số họ rất điển hình trong ngôn tình, và một chút ấy rất đẹp, câu từ đủ đạt để tái hiện những thước phim về khung cảnh Châu Âu.

Tôi đã rất ngạc nhiên, trong đêm khuya, tôi ngỡ ngàng vì một phần vẻ đẹp Châu Âu, qua nước Pháp và Ý, tại một thị trấn nhỏ có tên Roussillon, một cuộc gặp gỡ tình cờ dẫn đến một mối tình lãng mạn bắt đầu.

Nhưng Roussillon lãng mạn là thật, nhưng hoàn cảnh xảy ra giữa hai con người ấy rất tình cờ, nhưng cũng rất… trớ trêu.
Trong lòng tôi tràn đầy hy vọng bước trên vùng đất của miền Nam nước Pháp, đến thị trấn màu đỏ cùng tên với tôi để tìm kiếm ba ruột của tôi. 

Từ Thượng Hải đến Roussillon, từ Roussillon đến Barcelona, từ Barcelona đến Madrid, trong chuyến đi vội vã này, tôi gặp một người, yêu thương một người, cuối cùng tôi lại nhớ đến nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi. 

Nhưng tôi vẫn không thể quên, hoàng hôn màu đỏ nồng đậm, cùng với… nụ cười ấm áp của người kia.
LU XIYONG – nghĩa là Lỗ Tây Vĩnh, và cũng là tên phiên âm của Roussillon – một thị trấn nhỏ miền Nam nước Pháp.

Cái tên ấy là khởi nguồn của mọi chuyện, cái tên nghe có vẻ… con trai nhưng thực chất là một cô gái.

Mẹ của cô là một người phụ nữ có nội tâm mạnh mẽ, bà tự mình nuôi cô khôn lớn và tuyệt nhiên không hé răng nửa lời về người cô gọi là ba.

Ngay từ lúc cô nhận thức được, cô không có ba, và cô không biết ba mình là ai, cô đã luôn thắc mắc câu hỏi ấy, cho đến khi mẹ cô qua đời, và thật sự cô vẫn không biết ba mình là ai. Ngoại trừ việc có vẻ cha cô là người đàn ông họ Lỗ.

Khắp thế gian, người giống người có thể hiếm, nhưng họ trùng họ thì có cả vạn người.

Có thể còn hi vọng, Lỗ Tây Vĩnh, Roussillon, không chừng cái tên cô bắt nguồn từ đấy.

Từ sân bay Charles de gaulle hướng đến ga xe lửa Tulon, cô tiến đến Roussillon. Ở đấy, cô tình cờ gặp hai cậu con trai rất thú vị. Một cậu con trai cao gần hai mét gọi người đi trước, luôn miệng gọi: Anh Hai, Anh Hai,…

Anh Hai, anh Hai,…

Đó là một cách gọi thật thân quen, cũng cực kỳ ấm áp trong khoảng thời gian cô ở lại Roussillon và phát hiện ra rằng ở đó có một người cha đã quên mất sự tồn tại của cô, và nếu mọi chuyện đã sáng tỏ, giả dụ người đó là anh trai của cô thật, cô sẽ đối diện ra sao với một thứ tình cảm đang dần len lỏi xâm chiếm trái tim cô, khi cảm xúc không thể dồn nén hơn nữa về người anh trai cô mới nhận ra sau hằng ấy năm trời.


Thiệt sự thì, câu chuyện rất đẹp, nên để chính bạn cảm nhận vẻ đẹp những con người và vùng đất ấy.

Hay do chính tôi cực yêu thích những vùng đất Châu Âu nhỉ?


Tôi chưa đào lên bất kỳ vẻ đẹp nào trong câu chuyện ấy, có thể là quỹ thời gian cho bài review hôm nay của tôi khá eo hẹp. Tôi vẫn đang đọc lại vài chap để lấy cảm hứng, nhưng thành thực No copy khiến tôi không thể kiên nhẫn gõ lại những dòng chữ tuyệt vời ấy, dẫu chỉ trong vài phút giây ngắn ngủi tôi đọc câu chuyện, và thanh thản đọc chầm chậm những đoạn cuối cùng như sắp tạm biệt mất rồi vậy. Roussillon miền Nam nước Pháp vẫn yên bình như thế!

Dương Phiêu Linh

18 tháng 1 2015

Trạm dừng “Crash!” và cô bầu nhí.










Tôi muốn nhắn bạn thế này, nếu chính bạn muốn phá hủy mối quan hệ ấy, và lời nói rõ ràng cuối cùng chính bạn cũng ném đi, chẳng vì bất kể thứ gì quan trọng, thì đây sẽ là lần cuối cùng, tôi dành cho bạn lời cảm ơn. Rất cảm ơn bạn! Hay sự ích kỷ muốn nắm giữ mình tôi cho riêng bạn, tình bạn không cho phép kết nối tất cả với nhau, phá hủy tất cả. Thứ lỗi, nếu chẳng có gì sai ở đây cả, nếu nó không phải một phép thử tôi không biết, tôi vẫn chỉ là tôi thôi, tôi rút lại những gì thuộc về mình. Và chúng ta cứ thế bước qua nhau, như vậy. It’s terrible!


Dành tặng cậu, my friends!
 Review manga: “Crash!” và cô bầu nhí.

Câu chuyện này mới kết thúc gần đây thôi. Tớ có nhớ tuần trước thì phải, câu chuyện dừng ở chap 72, nhưng đến cuối câu chuyện lại ghi “Kết thúc” làm tớ hụt hẫng thấy sợ luôn. Sau đó vài ngày vô tình đánh lại tìm trích đoạn cho review mới thấy lại và đính chính một cách đàng hoàng: Crash! – Chap 75 [END]. Thế đấy! Và lần này là thật.

Lẽ ra tớ định chọn review một câu chuyện nào đấy lấy bối cảnh ở châu Âu, nhưng chiều đang đọc về văn hóa châu Phi, đến tối lại lọ mọ đọc về châu Á. Đến giờ thì chợt nhớ ra cảm xúc đối với những chap cuối của Crash! ẩn nấp thấp thoáng rất dịu dàng trong tớ.



Vậy thì Crash!, tớ chọn cậu, và cám ơn các bạn trans + edit. Nếu không có khoảnh khắc tớ chợt lặng đi vì xúc động của ngày hôm đó, những lời ca quá đỗi dịu dàng, hình ảnh khắc họa một cậu con trai khiến tớ mỉm cười, tớ không chọn nó để review ngày hôm nay đâu.

Dành tặng ký ức cho ngày ấy đã qua, dành tặng cảm xúc cho lời ca trong vắt, dành tặng cho một thứ gì đấy bừng lên trong tớ, vẫn còn soi rọi chốn tớ về.

Tớ gặp rắc rối khi phải tìm lại vài phân cảnh mà tớ thích. Cực kỳ rắc rối. Tớ tức điên lên khi lần sờ coi quanh quẩn chục chap cuối vài lần vẫn không thể nhớ nó ở đâu. Và tớ cực kỳ khổ sở khi mà đi mò và dò lại từng chap lấy lại vài đoạn chắp nhặt tớ nhớ mang máng  mà nếu bỏ thì… tớ hối hận chết mất.

Vì, chính cái đoạn tớ không thể nhớ ra ở đâu đấy, lại là động lực cho tớ tiếp tục tiến lên…



Hura! Cuối cùng tớ cũng thấy nó, tớ thấy nó ở đâu rồi. Tớ biết đó chỉ là cảm xúc nhất thời lúc ấy thôi mà, qua đi rồi đọc lại chẳng thể tuyệt dịu như lúc ban đầu nữa, chỉ là còn lại dư vị, và ký ức lúc tớ đọc đến đoạn ấy mà thôi!

Điều luyến tiếc nhất của tớ là không đọc hay ghi lại những lời ấy ngay lúc ấy, sau này tớ đọc ở hai nguồn dịch khác nhau, thấy sao cũng không hay như lần đầu. Và khi đọc phải kết hợp với vài thứ gợi lên xúc cảm, hay đơn giản như tớ, cảm xúc về câu chuyện tớ mến cuối cùng đến hồi kết, hay nghe cùng Osanana Blue vì tớ cảm thấy thích hợp.

Tớ thích nó, một cách tình cờ. Trong trăm ngàn truyện manga mà tớ đã đọc, ấn tượng nội dung manga dành lại cho tớ không nhiều, không nhiều nên vẫn có thể nhớ. Nhất là khi nó gắn liền với một hồi ức đã qua. Như Crash!



“Nào, cùng thong thả đọc một cuốn sách nhé.
Một quyển sách khắc họa tình cảm yêu thương,
dành cho con, một cô gái bé bỏng.


Bạn sẽ không khóc như tôi đâu, à mà vâng, tôi không khóc, tôi chỉ nghẹn ngào đến suýt khóc thôi.

Bạn sẽ không khóc như tôi đâu, vì Crash! gắn liền với một kỷ niệm của thời niên thiếu tôi đấy.

Mùa xuân tôi gặp em,
em như búp hoa sakura trên cành.

Đôi tay nhỏ bé ấy,
như nắm giữ một nguồn sáng mạnh mẽ.

Mùa hè đến, em trở nên xinh đẹp hơn, tươi tắn như ánh nắng ban mai.
.


Trong thuở niên thiếu tôi gặp một cô bạn rất ngốc, nhưng có những lúc nhớ lại tôi thấy rất ấm áp, vì sự quan tâm của một cô bạn ngốc đến với mình chăng, vì biết những kẻ bình thường sẽ không quan tâm như thế!? Tôi chẳng gặp lại bạn ấy nữa, và quyển Crash! 5 tôi vẫn cất trong ngăn tủ khóa. Tôi vẫn sẽ nhớ đến bạn, như nhớ về khoảnh khắc về đời học sinh của mình, bên những người bạn và ký ức tuyệt vời.

Nụ cười ấy, anh mãi không quên

Nếu gặp lại, tôi chắc chắn sẽ mỉm cười thật tươi và dành tặng bạn cái ôm thật chặt. Và tôi biết, càng lớn lên, người ta càng khó lòng được ôm như thế. Càng lớn lên, cảm xúc của tôi càng phai nhạt, dẫu cho nó không phai nhạt, cũng bị cuộc đời đẩy ngã biến mất thôi.

Một mùa thu dài trôi qua, anh gặp lại em,
dáng vẻ kiêu sa chững chạc cứ y như comos

Đông đến anh được nghe kể về,
giấc mơ mà em đang hướng tới

Đôi mắt long lanh, hiện lên trong đó là cả một giấc mơ to lớn




“Ca khúc thật ngọt ngào. Không phải ca khúc gởi người yêu đúng không, cũng không phải cho bạn bè hay gia đình. Tuy nhiên, nó được truyền tải cảm xúc đến một người nào đấy rất quan trọng."

 Xuân, hạ, thu, đông xoay vòng
Đôi tay nhỏ. 
Hiện giờ đã nắm giữ báu vật gì đấy rồi em ơi!



“Trong thế giới này có rất nhiều điều thú vị, trong đó có idol”

“Điều đã gắn kết Crash và ALFA, chắc chắn... chính là chị Hana. Hầu như trong đám đông này, không ai biết đến sự tồn tại của chị Hana.
Nhưng cho dù thế, tình cảm ấm áp vẫn được truyền tải... và kết nối, giữa tất cả mọi người, thành một khối thống nhất.”

Thời tiết đã chuyển mùa, anh không còn bên em nữa

Nhưng nguồn sáng những ngôi sao của em, vẫn đang chói sáng đấy

Bông hoa trắng của em, hãy cứ khoe sắc mạnh mẽ.



 ---
Câu chuyện bắt đầu khi Shiraboshi Hana, học sinh trung học năm nhất. Cô ấy có một bí mật. Và đó chính là… nhà cô ấy chính là một công ty tìm kiếm tài năng trẻ, à vầng, đó không phải là vấn đề mà chính là giác quan thứ sáu của cô ấy, khi nhìn thấy nhân tài “tiềm năng” tương lai, cô ấy sẽ… phụt máu mũi. =.= Manga a!

“Trong mười năm, mình đã chứng kiến nhiều người nổi tiếng, mình luôn nghĩ họ rất bí ẩn, chỉ là vì họ đứng trên sân khấu.”
“Mình cũng muốn tạo ra những người nổi tiếng… nếu mình có thể tạo ra họ… mình sẽ tạo ra những người nổi tiếng, biết làm mọi người hạnh phúc.”

Trong một buổi biểu diễn, cô tình cờ giáp mặt năm chàng trai. Năm cá tính.


Hấp dẫn.
Aoyagi Yuugo

Giản dị.
Akamatsu Junpei


Dễ thương 
Midorikawa Kazuhiko

Lạnh lùng.
Shinoduka Rei

Và… xấu tính.
Kurose Kiri

Ngay tắp lự, thật không tin nổi trong hoàn cảnh ấy, cô gái… phụt máu mũi. Bất tỉnh nhân sự.


Hừm…

Lời tuyên bố: “Đó là một nhóm nhạc năm người.” Câu nói ấy đã gắn kết số phận của tất cả, để sau này khi tất cả trưởng thành, “Crash là một thứ gì đấy không thể thiếu trong một phần cuộc đời họ”.

Cuộc hành trình của Hana và năm chàng trai ấy... bắt đầu!

“Mẹ, con có việc muốn nhờ mẹ. Nếu con tìm ra năm thành viên của nhóm. Hãy để con chịu trách nhiệm về họ, hãy để con làm quản lí của họ."

"Với đôi mắt của con, con có thể thấy tương lai của năm người họ.”

Lời cuối:


“Đối với tớ, Rei là một kho báu quan trọng của cuộc đời tớ.”

“Nếu như, nói ra tình cảm của mình.
Nếu được chấp nhận mà không có biến chuyển xấu gì thì…

-          Kiri, tớ có chuyện muốn nói với cậu.

...thế giới của mình cũng sẽ rộng lớn hơn chăng.”


 "Ngày tháng trôi qua sẽ có nhiều thay đổi, 
nhưng chỉ có nụ cười tươi tắn của cả năm người, 
là mãi mãi không bao giờ thay đổi. 
Tôi tin như thế."

Dương Phiêu Linh

P/S :Bài đăng này là của Dương Phiêu Linh nhưng người bấm nút xuất bản nó là tôi. Và vì tôi muốn nói với bạn rằng “ tôi vẫn còn quan tâm bạn nhiều lắm” dù rằng có chút trẻ con nhưng tôi không ich kỉ đâu, thật đấy. Chỉ vì con quái vật trong quá khứ đã khiến tôi đánh mất bình tĩnh, nhưng tôi sẽ cố không làm đánh mất tình bạn của chúng ta. Tôi không đổ thừa, cũng không nguỵ biện, những gì tôi nói, sẽ giải thích cho bạn vào một ngày không xa.
“Hãy tin và thứ lỗi”

Tôi mong bạn chờ đợi.
Chân Nguyên

Trạm dừng "Miss Granny" ( Ngoại già tuổi đôi mươi) (2014)

Quốc gia: Hàn Quốc.
Thể loại: Tình cảm, hài hước.
Tâm sự
Mỗi một người sinh ra đều đeo trên mình một chiếc vòng lớn. Chiếc vòng tuần hoàn “Sinh, lão, bệnh, tử”, chiếc vòng quy luật tất yếu của cuộc đời. Khi bé, nhiều khi ta thắc mắc chuyện gì, bố mẹ cũng sẽ bảo “Khi lớn con sẽ biết hoặc “chuyện của người lớn, con nít đừng xen vào”. Thế là ta cứ ước mình lớn thật nhanh, để mong biết được những điều chỉ người lớn mới hiểu đó. Nhưng có biết rằng, hầu hết những người trưởng thành đều ước được trở lại những tháng ngày khi xưa, khi họ vẫn còn trẻ, khi họ còn đủ sức để vấp ngã và đứng lên, thực hiện tiếp ước mơ của mình. Miss granny ( Ngoại già tuổi đôi mươi ) cũng mang trong mình một điều ước như thế.

Nếu bạn so sánh phụ nữ với quả bóng thì thiếu nữ là quả bóng rổ. Để đoạt lấy quả bóng tít trên không, mỗi chàng phải nhảy cao hết cỡ. Phụ nữ đến độ 20 lại như bóng bầu dục. Bao chàng cắm đầu cắm cổ lao vào hòng chiếm giữ. Đó là quãng duy nhất trong đời mà đàn ông dám xả thân vì một quả bóng. Phụ nữ, đến độ 30 y hệt bóng bàn. Số lượng các chàng chạy theo quả bóng giảm đi đáng kể. Nhưng mật độ chú ý vào quả bóng vẫn dày chán. Phụ nữ trung niên khác gì bóng gôn, một chàng một bóng, và chàng cố đánh quả bóng đi xa nhất có thể. Còn lão quá rồi, thì quá cũng là bóng ném.


Đó là những gì phim mở đầu. Một phép so sánh khá hay ho và khiến người khác tò mò, điều có thể nói là hiển nhiên trong cuộc sống.



Chuyện là…

Phim kể về một gia đình cũng bình thường như bao gia đình khác. Ở đó có một người mẹ già, một người con trai là giáo sư tiến sĩ , cô con dâu bị trầm cảm và đứa cháu trai chỉ đam mê với ca hát. Bà lão Oh Mai Soon sống một cuộc sống cũng khá bình dị. Bà là chủ quán cháo cho người cao tuổi, bên cạnh bà luôn có một người bạn già là ông Park, lúc nào cũng bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ bà.



 Thế nhưng, dù cuộc sống gia đình có đầm ấm cỡ nào thì câu chuyện giữa mẹ chồng nàng dâu luôn là câu chuyện mà ai nghe cũng biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Vốn là một bà lão khó tính, bà Oh Mai Soon rất khó chịu với con dâu và hay cằn nhằn này nọ. Đến một ngày kia, cô con dâu của bà là Ae ja vì không chịu nỗi áp lực đã ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ bảo rằng việc sống chung với mẹ chồng khiến cô cảm thấy không thoải mái và khuyên gia đình không nên để họ sống chung. Càng già, người ta càng mặc cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, trống vắng, sợ bị bỏ rơi, đôi khi còn bị xem là đồ thừa trong gia đình. Họ một phần buồn vì bản thân nhưng khiến họ bận tâm hơn chính là cách con cháu đối xử với họ. Bà Mai Soon cũng không phải là một ngoại lệ. Khi biết mình sắp bị chuyển vào viện dưỡng lão, bà một mình lang thang ngoài đường với tâm trạng buồn bã thì lúc đó, bà nhìn thấy hiệu chụp ảnh Thanh Xuân. Bước vào đó, bà vốn chỉ muốn chụp một bức ảnh cho ngày đám tang của mình và người chủ tim chụp hình đã đùa rằng 



Tôi sẽ giúp bà trẻ ra 50 tuổi.


 Chỉ một câu nói được cho là là đùa giỡn, phép màu đã thật sự xảy ra với một bà lão hơn 70 tuổi, bỗng chốc trở lại thời đôi mươi, độ xuân xanh nhất của đời người, theo đúng nghĩa đen.




Không biết từ bao giờ, cuộc sống tạm thời chấp nhận quyền được phép ngược vòng tuần hoàn, bất chấp cả thời gian để đáp lại nỗi lòng của một bà lão. Với sức vóc xuân xanh, bà tha hồ làm những gì mình thích và thực hiện được ước mơ ca hát của mình. Bà đổi tên thành Doo Ri và bắt đầu sống một cuộc sống như minh hằng mơ ước. Tuy thế, tâm hồn của “cô gái trẻ” Doo Ri này vẫn là một bà lão nói giọng địa phương và cư xử như người gia trước tuổi và thích dạy đời người khác.



 Nhờ giọng ca oanh vàng, Doo Ri lọt vào tầm ngắm của chàng trai trẻ Ji a – cháu nội bà, cũng là tay chơi nhạc rock và nhà sản xuất chương trình âm nhạc Han Seung Woo đang trên đường tìm kiếm tài năng. Từ đây, Doo Ri chính thức có những chuỗi ngày vui vẻ hằng mơ ước. Có được tình yêu của cả ba người đàn ông, một thanh niên, một trung niên và thậm chí là một ông lão.




Ai lại nghĩ một cô gái trẻ có thể nói ra được điều này nhỉ?



Giá mình bằng 1/10 ông Park thì hay quá!



Với người phụ nữ, bất cứ thứ gì họ cầm trên tay đều có thể trở thành vũ khí lợi hại.



Nhưng bà nào biết rằng, sau khi biết bà mất tích, gia đình bà đã tìm kiếm khắp nơi. Chính những người con người cháu trong gia đình ấy, dù từng có ý định đưa bà vào viện dưỡng lão nhưng rồi họ nhận ra sự trống trải vốn được lấp đầy bởi sự hiện diện, lời nói của một người mẹ, một người bà. Và việc bà biết cách trở lại làm một bà lão, tai nạn của cháu trai, tất cả đã tạo nên một chuỗi liên kết, về mạch phim và về tình cảm gia đình đầy nhân văn, sâu sắc.
Người trẻ nghĩ gì về người già?


Con rùa, họ siêu chậm chạp.

Bốc mùi luôn ấy. Bà của em tanh kinh.

Da bọc xương, mặt dày với mọi thứ.

Thà tự tử trước 30 tuổi còn hơn sống tới 70.

Tàn nhẫn, vô tâm và mất nhân cách. Thật đáng tiếc, đó là những điều mà giới trẻ ngày nay đang nghĩ, với những đấng sinh thành và bản thân học sắp trở thành. Suy nghĩ của tôi cũng giống như vị giáo sư trong phim ấy. “ Cô cậu nghĩ mình sẽ trẻ mãi chắc?”. Thật buồn cười cho những kẻ có chút sắc đẹp lại tuyên bố tự tử khi chưa hiểu hết ý nghĩa cuộc sống là gì. Nhưng cũng thật hay ho, chính bà Mai Soon cũng đã từng có suy nghĩ như thế, tuy vậy, bà đã kịp nhận ra lí lẽ sống tiếp cho riêng mình.


Phim phản ánh một thực trạng đáng buồn về lối sống và cách hành xử ngày nay của người trẻ.


 Cuối phim chắc chắn sẽ mang đến cho khán giả một bất ngờ nho nhỏ đấy, nhất là đối với những ai biết nhiều về phim Hàn hay xem báo hoài cũng được. 


Cùng đón xem nhé !


Cuối cùng…

“Nếu tuổi thanh xuân là cơn mưa rào thì ai cũng muốn quay về tắm lại đôi lần”. Nó nhắc ta phải biết trân trọng tuổi trẻ.


Tình cảm gia đình là thiêng liêng, là sợi dây gắn kết yêu thương, là hạt mầm tình cảm, là bến đỗ bình yên giúp ta đi qua cơn giông tố cuộc đời.


Nhớ lại một câu của cụ Doo Min Joon trong Vì sao đưa anh tới “ Bạn có biết tại sao con người lại sợ chết không? Bởi vì họ sợ bị lãng quên.” Dù chưa ra đi nhưng những người đã già luôn mang trong mình cảm giác cô đơn và họ sợ bị người khác quên mất. Chính vì thế, việc người già khó tính không hẳn là làm khó người khác mà như cách để lên tiếng rằng “Đừng quên tôi, được chứ? Hãy nhớ về tôi, dù đó không là những niềm vui đi chăng nữa”. Cho nên, đừng quá vô tâm, vì bạn không biết lúc nào những người thân sẽ thật sự rời xa mình đâu. Hãy nhớ và tôn trọng.



Và nói tóm lại, điều lớn nhất ta vẫn nên nhớ là hãy sống hết mình, dù bạn trẻ hay không còn trẻ và gia đình mãi là số một trong tim chúng ta. Vậy đi.

Chân Nguyên

10 tháng 1 2015

Trạm dừng "Tên tôi là Đỏ" - Orhan Pamuk

Tôi nhận ra, tôi bước sang tuổi mới với rất nhiều nỗi chông chênh. Tôi hoang mang về con đường tôi đang đi, tôi loay hoay với các mối quan hệ hiện tại, tôi ngập ngừng giữa những sự chọn lựa. Khi tôi không biết diễn tả cuộc sống xung quanh mình như thế nào nữa, tôi quay lại cái vòng luẩn quẩn và tự hỏi: “Mình là ai”?

Tên bài review: Tên tôi là Đỏ
Tên tác giả: Orhan Pamuk
Dịch giả: Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh

 Tác phẩm nhận giải Nobel Văn chương 2006



 “Một lá thư không chỉ được truyền đạt bằng các con chữ. Một lá thư, giống như một cuốn sách, có thể đọc được bằng cách ngửi, sờ mó, vuốt ve. Vì thế người thông minh sẽ nói, “Vậy tiếp tục đi, đọc coi thư nói gì với bạn!” trong khi kẻ chậm hiểu sẽ nói, “Vậy tiếp đi, đọc coi hắn viết gì trong đó!” – Tên tôi là Đỏ (Orhan Pamuk).


1. Istanbul.


Istanbul? Một cái tên tôi đã nghe qua ở đâu đó. Trong những câu chuyện về bao la đất nước rộng lớn mà tôi đã gặp, giữa mênh mang những con chữ kể về một vùng đất nào đấy, một dân tộc hiếm người biết đến, một địa danh thậm chí chưa từng nghe qua, tôi gặp Istanbul ở đấy.

Và thế là tôi lật tìm, Istanbul - thành phố lớn nhất, đồng thời là trái tim kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cái tên ấy không thỏa những gì tôi khao khát, bởi Istanbul lần đầu tôi biết đến không phải vì nó góp phần hình thành một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới.

Thứ đầu tiên khiến tôi biết đến Istanbul là về một đất nước 99% dân số theo đạo Hồi trong cuốn “Con đường Hồi giáo”, đấy cũng là tên một tựa sách kể về chuyến hành trình cực kỳ mạo hiểm của một cô gái người Việt, từng làm thư kí cho tòa soạn báo Hoa Học Trò, từ bỏ vị trí bao người mong muốn ấy để rong đuổi trên những vùng đất mới lạ. Và lần này, cô ấy lên đường đến Trung Đông giữa cơn sôi trào nóng bỏng của Mùa xuân Ả Rập. Câu chuyện ly kì ấy đủ điên để rằng kể cho ai cũng phải thét lên: “Ôi không! Dù là gì đi nữa cũng thật quá điên rồ với một đứa con gái.”

Tôi không kể về Istanbul trong cuốn sách ấy. Tôi nhắc đến Istanbul trong lần gặp tiếp theo, trong một cuốn truyện với tựa đề “Tên tôi là Đỏ” của Orhan Pamuk. Một câu chuyện tôi biết đến một cách tình cờ với cái tựa truyện khiến tôi bị hút mắt ngay lần đầu tiên. Thế loại truyện trinh thám lần đầu tôi chạm tay đến với một cách tiếp xúc khác ngoài truyện tranh.

Tôi từng một, mà cũng không chỉ một lần, chết ngạt trong câu chuyện ấy. Tôi đã phải dừng đọc nhiều lần, để rồi đi tìm câu trả lời về thành phố Istanbul trong trí nhớ mang máng của chính mình trước khi bước vào câu chuyện của ông. Trong “Tên tôi là Đỏ”, câu chuyện trở về Istanbul của bốn trăm năm về trước, để lắng nghe lời thì thầm sâu thẳm của đô thành này, để thấu hiểu những mâu thuẫn trong quá khứ và hiện tại của Istanbul, cùng vẻ đẹp vĩnh hằng của nó.



Một thế giới với vẻ đẹp về chiều sâu tầm vóc và lịch sử lần đầu tôi biết đến. Điều đó khiến tôi càng có ham muốn mãnh liệt đọc nó, để rồi thấy mình ngạt thở trong tình tiết câu chuyện, như một đứa trẻ không hiểu những thứ đang diển ra quanh mình, để phải thốt lên một cách kinh ngạc rằng nó quá li kì và bí ấn. Và điều đó khiến câu chuyện thật tuyệt vời.

Tôi cũng phải thừa nhận rằng với vốn trải nghiệm “nghèo nàn” và tuổi đời non nớt của mình, tôi không thể nào hiểu hết trọn vẹn tinh hoa và ý nghĩa câu chuyện mang đến. Không phải ngẫu nhiên tôi nhắc đến “Con đường Hồi giáo”  ở trên đâu, tôi nhận ra giữa hai cuốn sách mà tôi đọc đều liên quan mật thiết đến một từ khóa chung: Hồi giáo. Dưới cái tên chung nghe có vẻ quen thuộc và đơn giản ấy là cả một bề dày lịch sử-văn hóa-chính trị đầy thăng trầm và phức tạp.

Và với sự tò mò và khao khát của chính mình, tôi bị cuốn vào giữa cơn lốc xoáy Hồi giáo, ở trong đấy với vô số những từ ngữ học thuật vô cùng khó hiểu, ẩn khuất những sự kiện bị che lấp, cảnh sống xa hoa, phù phiếm hiện nay gắn với một bề dày lịch sử biến động khiến tôi ngạc nhiên.

Một câu chuyện với bối cảnh ở vùng đất Istanbul từ bốn thế kỉ trước, tôn giáo và văn hóa Hồi giáo ảnh hưởng và bao trùm tất cả. Câu chuyện không chỉ đơn giản với một vài nhân vật đi từ đầu đến cuối trang sách. Những chương truyện trong “Tên tôi là Đỏ” là những mảnh lắp ráp rời rạc, mỗi chương kể về những nhân vật khác nhau, có khi chúng cũng không là con người. Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi những vụ án mạng bí ẩn liên tiếp xảy ra, những tình tiết đan xen tạo ra một cuộc rượt đuổi gay cấn.

2. Lời giới thiệu 

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chỉnh.

Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.

Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.

 3. Lời mở câu chuyện:


Câu chuyện mở đầu bằng lời kể của một cái xác – một cái xác bị vứt dưới đáy giếng đã lâu bởi một tên sát nhân. Đã chết, nhưng chưa được chôn cất. “Tôi đã chết, nhưng không ngừng tồn tại (…) Tuy chắng sờ được cái sọ giập nát của mình hay cái thân thể thối rữa đầy những vết thương, toàn các xương gãy và ngập một nửa trong nước lạnh giá, nhưng tôi vẩn cảm nhận được nỗi đau khổ sâu xa của linh hồn chính mình trong cơn vật vã tuyệt vọng hòng thoát khỏi vòng trói buộc phàm trần của nó. Điều đó tựa như toàn thể thế giới, cùng với toàn thể thân xác tôi, rút gọn thành một khối đau thương.”



Lời nói cất lên từ một linh hồn chẳng ai có thể nghe thấu, và cứ như vậy cái linh hồn bị trói buộc trong khối thịt thối rữa ấy chỉ có thế nói với chính mình, ngày qua ngày, trông ngóng sự chờ đợi trở về trong vô vọng của vợ và hai cô con gái, nguyền rủa một cách tồi tệ tên sát nhân vẫn còn tự do ngoài kia.

Lời u oán của một linh hồn vẫn vang vọng ra ngoài kia, câu chuyện tiếp tục với sự trở về của một gã đàn ông sau mười hai năm vắng bóng ở Istanbul quê nhà. Trong quãng thời gian lúc gã bỏ đi biệt xứ mẹ của hắn, bạn bè và nhiều người họ hàng đã chết. Điều hắn làm khi trở về là đến viếng mộ của họ. “Mùi bùn đất hòa quyện vào ký ức của tôi. Ai đó đã làm vỡ một chiếc bình gốm bên mộ mẹ tôi. Chẳng hiểu sao, nhìn những mảnh gốm vỡ, tôi bật khóc. Tôi khóc cho người chết hay bởi vì tôi, thật kì lạ, chỉ mới bắt đầu cuộc đợi mình sau ngần ấy năm? Hay bởi tôi đã đến chỗ kết thúc hành trình của cuộc đời mình?”



Gã chuyển đến sống với một người họ hàng, thỉnh thoảng đi loanh quanh vài con hẻm ở Istanbul, suy nghĩ về mệnh giá vài đồng xu. Đoạn cuối chương, gã tìm đến một quán cà phê, “người cổ vũ” hắn từng thấy ở Tabriz và các thành phố Ba Tư, mở ra một bức tranh hình con chó được vẽ vội và chỉ vào đó.

Dương Phiêu Linh