• Khởi hành
  • Trạm dừng Spirited away (Vùng đất linh hồn )Nào, giờ bạn hãy thử thưởng tượng mình đang đi cùng bố mẹ trên chiếc xe hơi lướt băng băng trong một khu rừng nào đó và bị lạc...
  • Trạm dừng Hồ - Banana YoshimotoTôi có thói quen viết ra những con chữ trong một bản nhạc nghe đi nghe lại, chìm đắm trong bản nhạc ấy, mọi cảm xúc tôi viết ra đọng lại trong đấy...
  • Trạm dừng Phía nam biên giới, phía tây mặt trời - Haruki MurakumiVẫn là tiểu thuyết tình cảm nội tâm và vẫn y xì phong cách của ông - ảm đạm một màu u tối sao á...
Khởi hành1 Trạm dừng Spirited away (Vùng đất linh hồn )2 Trạm dừng Hồ - Banana Yoshimoto3 Trạm dừng Phía nam biên giới, phía tây mặt trời - Haruki Murakumi4
slider by WOWSlider.com v8.7

10 tháng 1 2015

Trạm dừng "Tên tôi là Đỏ" - Orhan Pamuk

Tôi nhận ra, tôi bước sang tuổi mới với rất nhiều nỗi chông chênh. Tôi hoang mang về con đường tôi đang đi, tôi loay hoay với các mối quan hệ hiện tại, tôi ngập ngừng giữa những sự chọn lựa. Khi tôi không biết diễn tả cuộc sống xung quanh mình như thế nào nữa, tôi quay lại cái vòng luẩn quẩn và tự hỏi: “Mình là ai”?

Tên bài review: Tên tôi là Đỏ
Tên tác giả: Orhan Pamuk
Dịch giả: Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh

 Tác phẩm nhận giải Nobel Văn chương 2006



 “Một lá thư không chỉ được truyền đạt bằng các con chữ. Một lá thư, giống như một cuốn sách, có thể đọc được bằng cách ngửi, sờ mó, vuốt ve. Vì thế người thông minh sẽ nói, “Vậy tiếp tục đi, đọc coi thư nói gì với bạn!” trong khi kẻ chậm hiểu sẽ nói, “Vậy tiếp đi, đọc coi hắn viết gì trong đó!” – Tên tôi là Đỏ (Orhan Pamuk).


1. Istanbul.


Istanbul? Một cái tên tôi đã nghe qua ở đâu đó. Trong những câu chuyện về bao la đất nước rộng lớn mà tôi đã gặp, giữa mênh mang những con chữ kể về một vùng đất nào đấy, một dân tộc hiếm người biết đến, một địa danh thậm chí chưa từng nghe qua, tôi gặp Istanbul ở đấy.

Và thế là tôi lật tìm, Istanbul - thành phố lớn nhất, đồng thời là trái tim kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cái tên ấy không thỏa những gì tôi khao khát, bởi Istanbul lần đầu tôi biết đến không phải vì nó góp phần hình thành một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới.

Thứ đầu tiên khiến tôi biết đến Istanbul là về một đất nước 99% dân số theo đạo Hồi trong cuốn “Con đường Hồi giáo”, đấy cũng là tên một tựa sách kể về chuyến hành trình cực kỳ mạo hiểm của một cô gái người Việt, từng làm thư kí cho tòa soạn báo Hoa Học Trò, từ bỏ vị trí bao người mong muốn ấy để rong đuổi trên những vùng đất mới lạ. Và lần này, cô ấy lên đường đến Trung Đông giữa cơn sôi trào nóng bỏng của Mùa xuân Ả Rập. Câu chuyện ly kì ấy đủ điên để rằng kể cho ai cũng phải thét lên: “Ôi không! Dù là gì đi nữa cũng thật quá điên rồ với một đứa con gái.”

Tôi không kể về Istanbul trong cuốn sách ấy. Tôi nhắc đến Istanbul trong lần gặp tiếp theo, trong một cuốn truyện với tựa đề “Tên tôi là Đỏ” của Orhan Pamuk. Một câu chuyện tôi biết đến một cách tình cờ với cái tựa truyện khiến tôi bị hút mắt ngay lần đầu tiên. Thế loại truyện trinh thám lần đầu tôi chạm tay đến với một cách tiếp xúc khác ngoài truyện tranh.

Tôi từng một, mà cũng không chỉ một lần, chết ngạt trong câu chuyện ấy. Tôi đã phải dừng đọc nhiều lần, để rồi đi tìm câu trả lời về thành phố Istanbul trong trí nhớ mang máng của chính mình trước khi bước vào câu chuyện của ông. Trong “Tên tôi là Đỏ”, câu chuyện trở về Istanbul của bốn trăm năm về trước, để lắng nghe lời thì thầm sâu thẳm của đô thành này, để thấu hiểu những mâu thuẫn trong quá khứ và hiện tại của Istanbul, cùng vẻ đẹp vĩnh hằng của nó.



Một thế giới với vẻ đẹp về chiều sâu tầm vóc và lịch sử lần đầu tôi biết đến. Điều đó khiến tôi càng có ham muốn mãnh liệt đọc nó, để rồi thấy mình ngạt thở trong tình tiết câu chuyện, như một đứa trẻ không hiểu những thứ đang diển ra quanh mình, để phải thốt lên một cách kinh ngạc rằng nó quá li kì và bí ấn. Và điều đó khiến câu chuyện thật tuyệt vời.

Tôi cũng phải thừa nhận rằng với vốn trải nghiệm “nghèo nàn” và tuổi đời non nớt của mình, tôi không thể nào hiểu hết trọn vẹn tinh hoa và ý nghĩa câu chuyện mang đến. Không phải ngẫu nhiên tôi nhắc đến “Con đường Hồi giáo”  ở trên đâu, tôi nhận ra giữa hai cuốn sách mà tôi đọc đều liên quan mật thiết đến một từ khóa chung: Hồi giáo. Dưới cái tên chung nghe có vẻ quen thuộc và đơn giản ấy là cả một bề dày lịch sử-văn hóa-chính trị đầy thăng trầm và phức tạp.

Và với sự tò mò và khao khát của chính mình, tôi bị cuốn vào giữa cơn lốc xoáy Hồi giáo, ở trong đấy với vô số những từ ngữ học thuật vô cùng khó hiểu, ẩn khuất những sự kiện bị che lấp, cảnh sống xa hoa, phù phiếm hiện nay gắn với một bề dày lịch sử biến động khiến tôi ngạc nhiên.

Một câu chuyện với bối cảnh ở vùng đất Istanbul từ bốn thế kỉ trước, tôn giáo và văn hóa Hồi giáo ảnh hưởng và bao trùm tất cả. Câu chuyện không chỉ đơn giản với một vài nhân vật đi từ đầu đến cuối trang sách. Những chương truyện trong “Tên tôi là Đỏ” là những mảnh lắp ráp rời rạc, mỗi chương kể về những nhân vật khác nhau, có khi chúng cũng không là con người. Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi những vụ án mạng bí ẩn liên tiếp xảy ra, những tình tiết đan xen tạo ra một cuộc rượt đuổi gay cấn.

2. Lời giới thiệu 

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chỉnh.

Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.

Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.

 3. Lời mở câu chuyện:


Câu chuyện mở đầu bằng lời kể của một cái xác – một cái xác bị vứt dưới đáy giếng đã lâu bởi một tên sát nhân. Đã chết, nhưng chưa được chôn cất. “Tôi đã chết, nhưng không ngừng tồn tại (…) Tuy chắng sờ được cái sọ giập nát của mình hay cái thân thể thối rữa đầy những vết thương, toàn các xương gãy và ngập một nửa trong nước lạnh giá, nhưng tôi vẩn cảm nhận được nỗi đau khổ sâu xa của linh hồn chính mình trong cơn vật vã tuyệt vọng hòng thoát khỏi vòng trói buộc phàm trần của nó. Điều đó tựa như toàn thể thế giới, cùng với toàn thể thân xác tôi, rút gọn thành một khối đau thương.”



Lời nói cất lên từ một linh hồn chẳng ai có thể nghe thấu, và cứ như vậy cái linh hồn bị trói buộc trong khối thịt thối rữa ấy chỉ có thế nói với chính mình, ngày qua ngày, trông ngóng sự chờ đợi trở về trong vô vọng của vợ và hai cô con gái, nguyền rủa một cách tồi tệ tên sát nhân vẫn còn tự do ngoài kia.

Lời u oán của một linh hồn vẫn vang vọng ra ngoài kia, câu chuyện tiếp tục với sự trở về của một gã đàn ông sau mười hai năm vắng bóng ở Istanbul quê nhà. Trong quãng thời gian lúc gã bỏ đi biệt xứ mẹ của hắn, bạn bè và nhiều người họ hàng đã chết. Điều hắn làm khi trở về là đến viếng mộ của họ. “Mùi bùn đất hòa quyện vào ký ức của tôi. Ai đó đã làm vỡ một chiếc bình gốm bên mộ mẹ tôi. Chẳng hiểu sao, nhìn những mảnh gốm vỡ, tôi bật khóc. Tôi khóc cho người chết hay bởi vì tôi, thật kì lạ, chỉ mới bắt đầu cuộc đợi mình sau ngần ấy năm? Hay bởi tôi đã đến chỗ kết thúc hành trình của cuộc đời mình?”



Gã chuyển đến sống với một người họ hàng, thỉnh thoảng đi loanh quanh vài con hẻm ở Istanbul, suy nghĩ về mệnh giá vài đồng xu. Đoạn cuối chương, gã tìm đến một quán cà phê, “người cổ vũ” hắn từng thấy ở Tabriz và các thành phố Ba Tư, mở ra một bức tranh hình con chó được vẽ vội và chỉ vào đó.

Dương Phiêu Linh


1 nhận xét: