Chuyện chàng nàng là khởi đầu của tui với Marc Levy. Nghe danh ổng lâu rồi là tác giả nổi tiếng của dòng văn học lãng mạn Pháp. Nhưng mà ta nói phải mất gần ba tháng tui mới ngốn hết cuốn Chuyện chàng nàng.
Paul và Alice tình cờ quen nhau qua mạng. Anh là một tiểu thuyết gia không quá xuất sắc đang yêu xa và cô là một diễn viên cực kì nổi tiếng vừa chia tay xong. Hai người quen nhau kiểu muốn "tâm sự với người lạ" nên là đi tới 3/5 cuốn chuyện rồi mà hai người vẫn chưa yêu nhau, tình tiết thì nhạt như nước ốc (gặp hẹn nhau đi chơi rồi lại hẹn nhau đi chơi rồi lại hẹn nhau đi chơi OTL).
Đọc truyện tui chỉ tò mò nhỏ bồ người Hàn Quốc mà nam chính đang yêu xa. Tác giả tạo hình cho cô nàng cực kì bí hiểm. Thêm nữa các tác phẩm "ba xu" của nam chính lại bán đắt vô cùng ở Hàn Quốc. Chuyện bắt đầu kịch tính khi nam chính quyết định tới Hàn Quốc gặp cô người yêu bí ẩn và bắt đầu khám phá ra hàng loạt tình huống ngớ ngẩn xoay quanh các ấn phẩm của mình ở Hàn Quốc. Nên là câu chuyện chỉ đáng đọc mấy chương gần cuối về sau thôi. Thật sự tình tiết càng về cuối càng hấp dẫn, tui cảm động đến muốn khóc luôn khi Marc Levy dần dần hé mở bí ẩn việc các ấn phẩm của nam chính bán đắt như tôm tươi tại Hàn Quốc. Marc Levy đưa vào đó chút chính trị, vài hoàn cảnh đầy bi kịch và một tấm lòng quả cảm đang chiến đấu vì cả một dân tộc khiến người ta tò mò, muốn biết nhiều hơn về những tình tiết phụ đó nhưng Marc Levy vô cùng khéo léo khi lại kéo người đọc quay về chuyện tình yêu "thiếu iot trầm trọng" của nam nữ chính -_-.
Thật sự, cũng có một cảnh lãng mạn của nam nữ chính khiến tui ấn tượng là nam chính kéo nữ chính né bảo vệ, máy quay giám sát của nhà hát Paris Garnier, len lỏi qua hàng loạt cầu thang, giàn giáo lên sân thượng rạp hát ngắm toàn cảnh Paris trong cơn mưa lất phất. Nhưng mà với tui thì cảnh này nó chưa đủ ép phê sao á, phù hợp là một cảnh phim hơn là đoạn văn.
Nhưng sau khi chuyển sang tác phẩm thứ hai, Một ý niệm khác về hạnh phúc thực sự đã gỡ lại hình tượng Marc Levy trong lòng tui.
Nó kể về Agatha, khi chỉ còn năm năm nữa là mãn hạn tù thì bà lại quyết định vượt ngục. Để làm gì? Dùng khẩu súng chỉ có một viên đạn cướp một chiếc xe rồi bắt Milly - cô nàng chủ nhân chiếc xe - chở bà rong ruổi khắp mọi miền nước Mĩ, gặp lại những người bạn cũ, tìm lại cuốn sổ bằng chứng vô tội của bà.
Qua chuyến đi phiêu bạt đó, cùng nỗi nơm nớp khi luôn luôn bị viên cảnh sát liên bang truy đuổi, cùng người bạn đường bất đắc dĩ Agatha cách mình cả mấy chục tuổi, Milly đã dần dần vứt bỏ vỏ bọc chấp nhận một cuộc sống trầm lặng đến phát chán, dấn thân vào câu chuyện của bà, tìm ra hạnh phúc thật sự với cuộc sống và tình yêu của bản thân.
Suốt hành trình là những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, có những người sống đời lãng tử, giúp đỡ người khác; kẻ lại chấp nhận nghèo đói, cô độc cho cuộc sống tạm bợ,... Dưới con mắt của người phụ nữ bị giam cầm suốt ba mươi năm, khái niệm về hạnh phúc mới thật đáng sống, đáng trân quý.
Nếu mà nói đây là tiểu thuyết lãng mạn thì vừa sai lại vừa đúng. Sai vì rõ ràng câu chuyện này không hề có tình yêu đôi lứa để lãng mạn. Nhưng cứ đọc dần dần, từng chút lại thấy cái lãng mạn qua những câu chuyện Agatha mang lại - một tuổi trẻ nồng nhiệt điên cuồng theo đuổi lí tưởng, những cuộc tình cháy bỏng chóng vánh, sự đan xen giữa ngưỡng mộ và căm ghét người chị gái mình (nhân vật mấu chốt lắm, nên dù chết từ đời kiếp nào rồi mà vẫn được Agatha lôi ra kể suốt câu chuyện). Và đương nhiên, tác giả lại dành một chút đoạn cuối cho những bí mật đằng sau cuộc vượt ngục du ngoạn khắp nước Mĩ của Agatha - bà hi sinh ba mươi năm cuộc đời trong ngục tù của mình cho một cuộc đời khác trọn vẹn. Đọc tới khi vỡ lẽ mọi chuyện trời ơi tui cảm động kinh khủng. Cái đoạn hé lộ bí mất ấy, nó không vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta, nhưng cách mà tác giả đưa nó vào cuộc hành trình bất tận, vào những lời thoại, đoạn văn không màu mè hoa lá hẹ lại làm bật lên những ý niệm khác về hạnh phúc, đúng như tựa truyện, đáng ngẫm nghĩ vô cùng.
Tóm lại là thật sự hay.
Còn về lí do mà tui ghép hai cuốn này lại rồi review luôn thể vì cái chuyện Chuyện chàng nàng mà dành riêng một bài thì nó ngắn quá, và có khi đọc xong review đó mấy người chẳng dám đọc tới review tác phẩm khác của Marc Levy. Cơ mà chắc là do phong độ thất thường nên cuốn hay cuốn dở vậy. Còn thứ hai là về một vài điểm chung ngồ ngộ xuất hiện trong hầu hết tác phẩm của Marc Levy đó là những món đồ luôn có quá khứ, cuộc sống riêng của mình (nghe mà thấy tâm linh nổi gai óc vậy) và hình ảnh những cô bạn gái thể hiện sự giận dữ đáng yêu với nhau bằng cách giẫm lên chân nhau (WTF, chi tiết này không biết tác giả có tự huyễn không chứ tui đã sống mười tám năm đời con gái và chưa thấy đứa con gái nào chơi với nhau vậy cả -_-).
Ở các tác giả khác tui đã đọc, như Muraki, điểm chung các tác phẩm của ông là nhân vật sống nội tâm, thích nhạc cổ điển và tách biệt với công nghệ; hay ở Musso thì là nhân vật chính luôn bị dòng adrelin làm ngây ngất và ông cũng hay đưa rất nhiều thuật ngữ y học vào tác phẩm. Nhưng Mac Levy lại hoàn toàn khác, hững nhân vật của ông không từa tựa nhau qua các tác phẩm mà thậm chí rất cá tính, khác biệt, như thể ông đã sống qua mấy chục cuộc đời, đưa người đọc qua rất nhiều góc nhìn cuộc đời khác nhau. Và nếu như các tác giả trên chỉ lấy nhân vật chính cùng giới tính với mình thì Marc Levy lại có cả những nữ nhân vật chính, những câu chuyện hoàn toàn xoay quuanh các nhân vật nữ, ví dụ là Một ý niệm khác về hạnh phúc mới review xong.
Cuối cùng là muốn nói Marc Levy viết cực hay, đầy biến hóa, cảm động nhưng mà mấy người mua đọc thì chừa Chuyện chàng nàng ra. Và nhắc lại là Một ý niệm khác về hạnh phúc hay lắm, đáng đọc lắm luôn.
Paul và Alice tình cờ quen nhau qua mạng. Anh là một tiểu thuyết gia không quá xuất sắc đang yêu xa và cô là một diễn viên cực kì nổi tiếng vừa chia tay xong. Hai người quen nhau kiểu muốn "tâm sự với người lạ" nên là đi tới 3/5 cuốn chuyện rồi mà hai người vẫn chưa yêu nhau, tình tiết thì nhạt như nước ốc (gặp hẹn nhau đi chơi rồi lại hẹn nhau đi chơi rồi lại hẹn nhau đi chơi OTL).
Đọc truyện tui chỉ tò mò nhỏ bồ người Hàn Quốc mà nam chính đang yêu xa. Tác giả tạo hình cho cô nàng cực kì bí hiểm. Thêm nữa các tác phẩm "ba xu" của nam chính lại bán đắt vô cùng ở Hàn Quốc. Chuyện bắt đầu kịch tính khi nam chính quyết định tới Hàn Quốc gặp cô người yêu bí ẩn và bắt đầu khám phá ra hàng loạt tình huống ngớ ngẩn xoay quanh các ấn phẩm của mình ở Hàn Quốc. Nên là câu chuyện chỉ đáng đọc mấy chương gần cuối về sau thôi. Thật sự tình tiết càng về cuối càng hấp dẫn, tui cảm động đến muốn khóc luôn khi Marc Levy dần dần hé mở bí ẩn việc các ấn phẩm của nam chính bán đắt như tôm tươi tại Hàn Quốc. Marc Levy đưa vào đó chút chính trị, vài hoàn cảnh đầy bi kịch và một tấm lòng quả cảm đang chiến đấu vì cả một dân tộc khiến người ta tò mò, muốn biết nhiều hơn về những tình tiết phụ đó nhưng Marc Levy vô cùng khéo léo khi lại kéo người đọc quay về chuyện tình yêu "thiếu iot trầm trọng" của nam nữ chính -_-.
Thật sự, cũng có một cảnh lãng mạn của nam nữ chính khiến tui ấn tượng là nam chính kéo nữ chính né bảo vệ, máy quay giám sát của nhà hát Paris Garnier, len lỏi qua hàng loạt cầu thang, giàn giáo lên sân thượng rạp hát ngắm toàn cảnh Paris trong cơn mưa lất phất. Nhưng mà với tui thì cảnh này nó chưa đủ ép phê sao á, phù hợp là một cảnh phim hơn là đoạn văn.
Nhưng sau khi chuyển sang tác phẩm thứ hai, Một ý niệm khác về hạnh phúc thực sự đã gỡ lại hình tượng Marc Levy trong lòng tui.
Nó kể về Agatha, khi chỉ còn năm năm nữa là mãn hạn tù thì bà lại quyết định vượt ngục. Để làm gì? Dùng khẩu súng chỉ có một viên đạn cướp một chiếc xe rồi bắt Milly - cô nàng chủ nhân chiếc xe - chở bà rong ruổi khắp mọi miền nước Mĩ, gặp lại những người bạn cũ, tìm lại cuốn sổ bằng chứng vô tội của bà.
Qua chuyến đi phiêu bạt đó, cùng nỗi nơm nớp khi luôn luôn bị viên cảnh sát liên bang truy đuổi, cùng người bạn đường bất đắc dĩ Agatha cách mình cả mấy chục tuổi, Milly đã dần dần vứt bỏ vỏ bọc chấp nhận một cuộc sống trầm lặng đến phát chán, dấn thân vào câu chuyện của bà, tìm ra hạnh phúc thật sự với cuộc sống và tình yêu của bản thân.
Suốt hành trình là những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, có những người sống đời lãng tử, giúp đỡ người khác; kẻ lại chấp nhận nghèo đói, cô độc cho cuộc sống tạm bợ,... Dưới con mắt của người phụ nữ bị giam cầm suốt ba mươi năm, khái niệm về hạnh phúc mới thật đáng sống, đáng trân quý.
Nếu mà nói đây là tiểu thuyết lãng mạn thì vừa sai lại vừa đúng. Sai vì rõ ràng câu chuyện này không hề có tình yêu đôi lứa để lãng mạn. Nhưng cứ đọc dần dần, từng chút lại thấy cái lãng mạn qua những câu chuyện Agatha mang lại - một tuổi trẻ nồng nhiệt điên cuồng theo đuổi lí tưởng, những cuộc tình cháy bỏng chóng vánh, sự đan xen giữa ngưỡng mộ và căm ghét người chị gái mình (nhân vật mấu chốt lắm, nên dù chết từ đời kiếp nào rồi mà vẫn được Agatha lôi ra kể suốt câu chuyện). Và đương nhiên, tác giả lại dành một chút đoạn cuối cho những bí mật đằng sau cuộc vượt ngục du ngoạn khắp nước Mĩ của Agatha - bà hi sinh ba mươi năm cuộc đời trong ngục tù của mình cho một cuộc đời khác trọn vẹn. Đọc tới khi vỡ lẽ mọi chuyện trời ơi tui cảm động kinh khủng. Cái đoạn hé lộ bí mất ấy, nó không vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta, nhưng cách mà tác giả đưa nó vào cuộc hành trình bất tận, vào những lời thoại, đoạn văn không màu mè hoa lá hẹ lại làm bật lên những ý niệm khác về hạnh phúc, đúng như tựa truyện, đáng ngẫm nghĩ vô cùng.
Tóm lại là thật sự hay.
Còn về lí do mà tui ghép hai cuốn này lại rồi review luôn thể vì cái chuyện Chuyện chàng nàng mà dành riêng một bài thì nó ngắn quá, và có khi đọc xong review đó mấy người chẳng dám đọc tới review tác phẩm khác của Marc Levy. Cơ mà chắc là do phong độ thất thường nên cuốn hay cuốn dở vậy. Còn thứ hai là về một vài điểm chung ngồ ngộ xuất hiện trong hầu hết tác phẩm của Marc Levy đó là những món đồ luôn có quá khứ, cuộc sống riêng của mình (nghe mà thấy tâm linh nổi gai óc vậy) và hình ảnh những cô bạn gái thể hiện sự giận dữ đáng yêu với nhau bằng cách giẫm lên chân nhau (WTF, chi tiết này không biết tác giả có tự huyễn không chứ tui đã sống mười tám năm đời con gái và chưa thấy đứa con gái nào chơi với nhau vậy cả -_-).
Ở các tác giả khác tui đã đọc, như Muraki, điểm chung các tác phẩm của ông là nhân vật sống nội tâm, thích nhạc cổ điển và tách biệt với công nghệ; hay ở Musso thì là nhân vật chính luôn bị dòng adrelin làm ngây ngất và ông cũng hay đưa rất nhiều thuật ngữ y học vào tác phẩm. Nhưng Mac Levy lại hoàn toàn khác, hững nhân vật của ông không từa tựa nhau qua các tác phẩm mà thậm chí rất cá tính, khác biệt, như thể ông đã sống qua mấy chục cuộc đời, đưa người đọc qua rất nhiều góc nhìn cuộc đời khác nhau. Và nếu như các tác giả trên chỉ lấy nhân vật chính cùng giới tính với mình thì Marc Levy lại có cả những nữ nhân vật chính, những câu chuyện hoàn toàn xoay quuanh các nhân vật nữ, ví dụ là Một ý niệm khác về hạnh phúc mới review xong.
Cuối cùng là muốn nói Marc Levy viết cực hay, đầy biến hóa, cảm động nhưng mà mấy người mua đọc thì chừa Chuyện chàng nàng ra. Và nhắc lại là Một ý niệm khác về hạnh phúc hay lắm, đáng đọc lắm luôn.
- Hoàng Khiết -