Hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời nào đó thức dậy bạn bỗng
thấy mình trở thành… một chú chó và bị nhốt ở một ngôi nhà lạ hoắc, bạn sẽ làm
gì? Quyết tâm bỏ trốn hay trung thành ở lại?
Có thể nó là một tưởng tượng hơi nhạy cảm với chúng ta nhưng
nếu đem nó đặt vào những năm tháng ác mộng của thế kỉ XIX thì đó lại là ước mơ
mà bao người dân da màu thèm khát, chỉ bởi cái sự đau đớn, nhục nhã đến kinh
hoàng khi được làm con người.
Túp lều của bác Tom,
một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại và tôi cũng chỉ biết vỏn vẹn thế. Lần
mua cuốn sách, với tôi chỉ là những thích thú khi có thể làm phong phú thêm tủ
sách của mình. Những trang sách đầu tiên, tôi đã thật ngỡ ngàng và hơn cả
là sự tức giận “Con người có thể đối xử với
nhau như vậy sao!” Đó là những cảm xúc rất mới lạ khi ta đắm mình vào "Túp lều của bác Tom". Như bước đi trên nền
đất khô cằn của miền Nam nước Mĩ, như được chạm vào những xiềng xích roi da, như
hạnh phúc, say đắm với thứ tình cảm gia đình cao đẹp của những người nô lệ, và
qua đó là tác giả Harriet Beecher Stowe muốn lên án mạnh mẽ chế độ phân biệt chủng
tộc độc ác.
Bà dựng lên hình tượng nhân vật bác Tom, một con người trung
thành. Ông coi mình là tài sản của người da trắng, dù có phải rời xa gia đình,
bị bán đi khắp nơi, chịu bao nhiêu khổ cực, ngay cả khi có thể trốn thoát, ông
vẫn một mực trung thành với tay địa chủ tàn ác, để rồi bị đánh chết ở một đồn
điền trồng bông ở miền Nam dã man ấy. Bên cạnh đó, tác phẩm còn có hình ảnh
Elida, một người quyết tâm đánh đổi tất cả để thoát ra khỏi cuộc sống nô lệ
kinh khủng. Cô mang theo đứa con trai bé bỏng cùng một tình yêu tha thiết của tuổi
trẻ trên cuộc hành trình tìm về vùng đất mơ ước của những nô lệ da màu –
Canada.
Elida vượt sông băng
Cuốn sách đưa tôi rong ruổi theo từng bước chân, đến những
đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của bác Tom và Elida. Ngòi bút dừng lại, tôi
mở mắt, đã thấy cuộc sống của họ khép lại, và cuộc đấu tranh cho những con người
ấy mở ra.
Ai là fan của Kim Soo Hyun?
Ai mê mệt chàng trai có nụ cười toả nắng, đáng yêu Lee Hyeon Woo trong “ Cao thủ
học đường” nào? Vậy thì bạn không thể bỏ lỡ qua siêu phẩm điện ảnh “ Secretly
Greatly” này rồi.
Phim được chuyển thể từ bộ
truyện tranh Covertness gây sốt trên mạng một thời. Phim kể về 3 chàng điệp viên
khôi ngô, tuấn tú, tài giỏi của Bắc Triều Tiên được cử đến sống tại một khu dân
cư nghèo ở Hàn Quốc.
Won Ryu Hwan
(24 tuổi ) lấy thân phận là Ban
Dong Gu.
Tỉ lệ chọi trong quân đội là
1:20000 trong 9 năm để dành chức đội trưởng , là 1 trong năm kẻ ưu tú nhất quân
đội, Một cao thủ võ thuật, xạ thủ cấp R(tỉ lệ bắn chính xác là 98, 796 % ). Đã
hoàn thành các khoá huấn luyện chuyên môn y học, kĩ thuật, hoá học, thông thạo
5 ngoại ngữ (trong truyện có 4 à: Anh, Trung, Nhật, Nga).
Thế nhưng, đời không
như là mơ. Anh được giao nhiệm vụ là phải giả ngu để thân phận không bị lộ. Lúc
nào cũng phải giả khù khờ cho bọn con nít nó chửi, cho mấy thằng nó đấm, ai nói
gì cũng cười, nước mũi thì chảy tùm lum.Đã
vậy con tiểu tiện bừa bãi ngoài đường, thậm chí là đại tiện trước mặt người khác.
Với một người ưu tú như vậy, gặp người quen chắc nhục không tả nỗi. Haizzz…. Nhưng
phải công nhận, Kim Soo Hyun diễn vai tên khờ giống thiệt. Coi cứ tưởng là ổng mát thiệt lun đó chứ.
Tới ông này: Lee Hae Rang, lấy thân phận là Kim Min
Su.
Chung phe với ông ở trên, cũng là đội trưởng
trong quân đội Bắc Triều Tiên, từng một thời cạnh tranh với Ryu Won. Thế nhưng,
công việc của ông này nhẹ nhàng hơn nhiều, đó là chỉ cần trở thành ca sĩ nhạc
rock nên đang cố gắng thi vào một công ty giải trí. Vậy mà khả năng chơi đàn lại
quá tệ, xem phim thì biết, vậy mà lúc đầu làm tưởng ghê gớm lắm.
Cuối cùng, người trẻ tuổi nhất: Lee Hae Jin ( 17 tuổi
)
Ấy vậy mà cũng là đội trưởng
trong quân đội Triều Tiên. Tại Hàn Quốc, cậu ẩn mình dưới lốt một học sinh
trung học ngoan hiền nhưng nói thiệt, kĩ năng xã hội sao mà kém quá, gặp ai cũng
đòi giết hết, giết thiệt đó nha, không phải giỡn đâu. Nhưng được một cái, cậu rất
mến Ryu Won và dành cho anh tình cảm đặc biệt.
Trong thời gian đợi lệnh, cả
3 người sống chan hoà với nhau, giúp những
người dân ở đó giải quyết nhiều rắc rối hay thậm chí chỉ để lắng nghe những tâm
sự thầm kín không biết tỏ cùng ai. Bất cứ ai cũng có bí mật, bất cứ ai cũng đề
giữ trong mình ít nhất một nỗi lòng họ không thể nói ra.
Nếu có chết thì hãy chết sau khi đã trở thành huyền
thoại
Câu nói được nhắc đến nhiều
nhất trong truyện, được lặp đi lặp lại bởi một gã mặt mũi bặm trợn, gương mặt
chi chít những vết sẹo ngắn dài. Dù biết ra đi và trở về trong thân phận “cá hồi”,
cả 3 chàng trai chẳng lấy đó làm bận tâm. Họ vẫn quyết tâm sống và chết trên
danh dự là một công dân Triều Tiên, Thật đáng ngưỡng mộ!
Tình đồng chí cảm động ở cuối
phim là một chi tiết đắt giá trong phim, khiến tim tui rung động, bồi hồi muốn
khóc và sặc mùi yaoi :)) , đùa thôi! :P
Phim này cũng lâu rồi nhưng
tui cũng muốn giới thiệu cho mọi người biết. Có hứng thú thì coi nhá, tui không
ép uổng đâu. Mà nghĩ cũng uổng, mấy ông này mà là công dân Hàn Quốc thì chắc
thuộc loại đẳng cấp rồi, cái gì cũng giỏi hết. Nhưng được như vậy cũng là nhờ đất
nước đã bồi dưỡng cho họ và họ sẵn sàng hy sinh chỉ để giữ lòng trung thành với
tổ quốc. "Trung quân ái quốc" cũng là
một điều đáng suy ngẫm trong phim này. Như mọi khi, chúc các bạn xem phim vui vẻ.
Bạn cảm thấy sao nếu trong
một giấc mơ, bạn đứng giữa một khoảng không gian rộng lớn, trước mắt mình là
những hình nhân muôn vạn sắc màu vây quanh nhảy múa, và chỉ sau tích tắc bạn
muốn lao vào cuộc chơi lại bị ném ra khỏi đó. Lý do? Vì bạn trong suốt? Bạn xấu
xí? Bạn đen tối? Bạn không thể tham gia trò chơi?
Không.
Bạn không có màu, câu trả lời thật khó hình dung.
Đó là vì bạn không màu.
Nếu nhắm mắt và tưởng tượng một lần nữa, giữa những hình nhân sắc màu rực rỡ và
đồng loại hình nhân không màu, bạn chọn được không. Lượt chọn không dành cho
bạn, trừ phi bạn tự mình nghĩ. Còn trong đây, dành cho Tsukuru-kun.
Review:色彩を持たない多崎つくると、彼の巡礼の年
Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương
- Murakami Harumi -
Tên Nhật: Shikisai
wo motanai Tazaki Tsukuru to, kare no junrei no toshi.
Tên Tiếng
anh: Colorless Tsukuru Tazaki and His Years of Pilgrimage.
Đây không phải lần đầu tiên
tôi đọc sách của ông, vậy nên khi nhìn thấy tên của ông, tôi cũng không thấy
lạ. Tác phẩm “Rừng Na Uy” của ông nổi tiếng với hàng triệu độc giả trên khắp
thế giới, nhưng cuốn đầu tiên tôi biết đến tên tuổi của ông lại là “Phía nam
biên giới, phía tây mặt trời”.
Một cách ngẫu nhiên, tôi chọn
tác phẩm “Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương” làm bài
review tuần này cho mình. Có lẽ là tôi bị cuốn hút bởi cái tựa đề, người ta
thường gọi tắt là “tsukuru”, và tôi bị lôi kéo theo mạch của câu truyện ngay từ
những dòng đầu tiên.
Có lẽ tôi chưa hiểu nhiều về
ông cũng như những tác phẩm ông viết, lẽ dĩ nhiên vì tôi chưa đọc qua hết những
quyển sách ấy. Và tôi tự hỏi liệu chúng có gì khác với tác phẩm này hay không?
Cũng có thể, tác phẩm này sẽ là cánh cửa để tôi có thể đến gần hơn với thế giới
của Harumi.
Tác phẩm
được xuất bản thành sách và ra mắt vào tháng 2 năm 2013. Đây cũng là tiểu
thuyết đầu tiên trong vòng ba năm kể từ tập cuối tiểu thuyết 1Q84 phát hành năm
2010.
Trước khi đọc qua tác phẩm
này, tôi có lên mạng xem một vài bài cảm nhận khác, từ những vị độc giả yêu
thích nhà văn Harumi thật sự. Những lời cảm nhận chân thật, rất đỗi tinh tế, dù
đó là từ một chị sinh viên, một bà mẹ, hay từ một người đàn ông trung niên,… Họ
nói, trong câu chuyện là những con người khác nhau, những nhân vật bao bọc mình
trong sự cô độc, và những con người ấy có khi đánh mất một phần của chính mình.
Nhân vật của ông đều “đặc biệt” đến thế. Mặc dù “không có gì” nhưng làm người
ta nhớ mãi.
Ngay từ lúc ấy, dù chưa đọc
tác phẩm một lần nào, tôi vẫn yêu thích nó. Tôi thích bài cảm nhận của bác BeP,
“Chuyến hành hương của Murakami, và triệu triệu sắc màu”. Bạn thử đọc những
dòng bác ấy viết về truyện Tsukuru và Murakami, bạn mới cảm thấy những câu văn
tuyệt diệu như thế nào. Nhưng tôi không trích đoạn cảm nhận của bác ấy, vì đó
là thuộc về bản quyền riêng trang của bác, tôi không có quyền xâm phạm.
Trong tác phẩm mới nhất
của mình, Haruki Murakami dựng nên câu chuyện về chàng Tazaki Tsukuru, 36 tuổi.
Anh là nhân viên thiết kế nhà ga ở Tokyo,
độc thân, thể chất khỏe mạnh, được hưởng khoản thừa kế lớn từ cha - một doanh
nhân thành công trong lĩnh vực bất động sản. Với những điều kiện đó, Tsukuru
hoàn toàn là một người đàn ông ưu tú, cuộc sống nhìn bề ngoài tốt đẹp. Thế
nhưng, ẩn sâu trong tâm hồn là những hố đen thương tổn mà anh cố chôn chặt.
Thời trung học, Tsukuru có
bốn người bạn thân. Bọn họ tạo thành một nhóm hài hòa, thống nhất hoàn hảo.
Trong tên Hán tự của bốn người bạn đều có từ chỉ màu sắc: hai bạn trai có từ
"Đỏ" và "Xanh", hai bạn gái có từ "Đen" và
"Trắng". Họ nhanh chóng gọi nhau bằng màu sắc thay cho tên, duy chỉ
có Tazaki Tsukuru không có từ chỉ màu sắc, nên được gọi là "Tsukuru không
màu".
Trong cuốn tiểu thuyết mới
nhất của mình, Haruki Murakami đặt các nhân vật vào bối cảnh hiện đại, nhưng
cuộc sống của các nhân vật không chịu sự chi phối của công nghệ số - thứ đang
ảnh hưởng tới đời sống của phần lớn dân thành thị. Các nhân vật vẫn mang nét
đặc trưng trong tiểu thuyết của Murakami: thích bơi, nghe nhạc cổ điển, làm
tình, và vấp phải một vấn đề về tâm lý.
Các nhân vật liên lạc với
nhau bằng điện thoại bàn, họ nghe nhạc bằng đĩa than, đọc sách ở thư viện. Chi
tiết hiếm hoi nhắc tới việc dùng thư điện tử và tra thông tin bằng Google, thì
nhân vật của Murakami đã đưa ra quan điểm: "Về cơ bản, chúng ta đang sống
trong một thời đại dửng dưng, nhưng đồng thời cũng bị bao bọc bởi một khối
lượng thông tin khổng lồ về những người khác. Nếu muốn, bất cứ lúc nào chúng ta
cũng có thể dễ dàng lấy được những thông tin như thế. Dẫu vậy, chúng ta thật sự
gần như chẳng biết gì về mọi người".
Không gắn với Internet hay
nhiều thứ thuộc kỹ thuật số vốn được xem là nhanh, thông minh, sôi động, nhân
vật trong tác phẩm này dường như đều sống nhiều với nội tâm của chính mình.
Giữa thời đại mà facebook, mạng xã hội phát triển mạnh những nhân vật như
Tsukuru giống như những tâm hồn mong manh, trôi dạt, khó lòng kết nối với người
khác. Thông điệp về sự cô độc của những tâm hồn nhạy cảm do đó được nhấn mạnh.
Truyện đã được xuất bản tại Việt Nam,
nhưng với những độc giả của riêng Murakami trên toàn thế giới, tác phẩm rất nổi
tiếng. Ở nước ngoài tổ chức riêng cuộc thi thiết kế bìa Tazaki Tsukuru
không màu và những năm tháng hành hương, nên hình ảnh bìa cuốn sách
này bản Anh và Nhật rất tuyệt, cũng rất nhiều, rất sáng tạo, cũng rất phong
cách. Nhưng khi đến Việt Nam xuất bản thì...
Lan man: Cơ mà không liên quan,
nhưng lượn qua lượn lại net xong chợt thấy mình viết cảm nhận Tsukuru tung đúng
thời điểm ghê í chứ, trong khi các trang mạng xã hội bình luận ầm ầm chiếc áo
gây tranh cãi toàn thế giới: "Xanh-đen" hay "vàng-trắng"?
:)))))))))))
Chậc, phim này coi ké nhà nhỏ
bạn lâu rồi, giờ coi lại, không còn từ nào để diễn tả, quá hay, quá tuyệt vời.
“Thầy giáo Onizuka” (GTO) được làm dựa
theo bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên của tác giả Fujisawa Tohru. Mình sẽ không nói về nguyên tác manga vì mình chưa có
thời gian xem hết để review. Chủ yếu sở trường là xem phim ảnh nên mong các bạn
bỏ qua nhá!
Eikichi Onizuka, 22 tuổi, trước đây là trùm của
của băng đảng đua xe khét tiếng của Nhật
Bản. Trong một lần làm thêm ở trường trung học Meishu, Onizuka vô tình cứu một
học sinh nhảy lầu tự tử ( nói cho oách vậy thôi chứ xem phim nhẹ nhàng lắm ), cũng
vô tình, Onizuka đã giải quyết được một vụ ẩu đả xảy ra ở căn tin trường và cuối
cùng, tên trùm Onizuka này lại được mời làm giáo viên dạy học hợp đồng cho trường.
Từ một tên giang hồ, nay Onizuka bỗng nhảy phốc trở thành công dân gương mẫu ăn
lương nhà nước với lời hứa sẽ mang “ triết lý Vật” đến trường học. Tuy được
giao cho chủ nhiệm 1 lớp học sinh cá biệt, thành tích tống cổ 3 giáo viên trong
cùng 1 tháng nhưng với máu liều lĩnh cùng phương pháp dạy học chả giống ai, “đại
ca” này đã giúp đỡ cho nhiều học sinh cá biệt hàn gắn những vết thương, nhận ra
những sai lầm, giúp cả lớp đoàn kết với nhau, cảm hoá được nhiều học sinh, giúp
họ có cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân, gia đình và xã hội.
Và tất nhiên, những trò nhất
quỷ nhì ma trong đây không đơn thuần là chọc ghẹo giáo viên nữa mà nó mang nhiều
vấn đề chính nóng bỏng, hấp dẫn và thu hút hơn nhiều, toàn những chiêu không đỡ
nổi nhưng có vẻ không gì có thể qua được ông thầy bá đạo này.
Thầy giáo có thể có nhiều học trò nhưng học trò chỉ có
một thầy giáo
Nếu tôi là giáo viên, tôi sẽ không bao giờ để học trò
của mình bị gọi là rác rưởi
Eikichi Onizuka
Lúc đầu thấy ông thầy này, mình
đã nghĩ “Ôi sao mà thua truyện dữ vậy” nhưng xem phim rồi thì mới thấy, ổng đóng
vai này cũng chuẩn đó chứ.
Fuyutsuki Azusa
Cô giáo trẻ quản lí lớp
chung với ông thầy ở trên
Uehara Anko
Xuất hiện ngay tập đầu tiên, bạo dạn và khá bất ngờ ở một số chỗ
Saejima Toshiyuki
Anh chàng cảnh sát, bạn thân
thiết với ông thầy từ thời trẻ trâu, bạn nào rành phim Nhật không thể không biết
ông này rồi. Từng thủ vai nam chính trong Yamada và
7 phù thuỷ.
Danma Ryuji
Chủ một quán ăn, khó tính, ở
sạch, khuôn mặt điển trai thu hút phái nữ, à, chung thuỷ nữa. Ông này đẹp trai ăn đứt truyện thôi rồi.
Aizawa Miyabi
Lớp trưởng, người bày trò phá phách thầy cô, có
thể nói là 2 mặt. Thế nhưng, xem phim mới biết cái gì cũng có lí do của nó hết.
Mình xem bạn này đóng “Say I love you” rồi, nhẹ nhàng, nữ chính có vẻ giống mình.
Katsugari Miki
Con của cảnh sát trưởng, từng
đóng chung phim với siêu nhân sushi ở trên trong “Yamada và 7 phù thuỷ”, góp mặt
trong “Switch girl” với diễn xuất vô cùng ấn tượng, rất được yêu thích, có tui
nữ nè. >< ( cái này review sau ha)
Kikuchi Yoshito
Thuộc loại học sinh nghiêm túc,
không phải dạng vừa đâu nha…
Kanzaki Urumi
Học sinh thiên tài, IQ là
200 ( trời ơi, sao không chia bớt cho tui với?) Có tình cảm đặc biệt với
Onizuka ( tui cũng thích bà này nữa, hơi cuồng), đóng trong Ao haru Ride (Blue spring ride) sắp ra mắt nè. Hóng lắm !!
Và một số diễn viên khác (quá mỏi tay, thông cảm)
Phim cũng có một vài điểm yếu
là một số diễn viên diễn xuất hơi cứng, vấn đề được giải quyết khá nhanh, gọn lẹ
chỉ trong một tập phim, với những fan yêu Nhật, hẳn sẽ không còn lạ với suy nghĩ
khác lạ của người Nhật đâu hen. Bằng chứng là xem phim này thì biết. À… Tuy thế
nhưng các bạn biết đấy, phim nước ngoài nên khi xem phim sẽ được Vietsub khác
trên mỗi trang phim khác nhau. Không biết các bạn xem ở đâu nhưng trên Youtube
Vietsub rất bựa và hợp với phim này (góp ý vậy thôi nha!)
Phải nói là coi phim này toàn
gặp người quen. Sau GTO, các diễn viên trẻ trong đây lên như diều gặp gió, được
công chúng yêu thích, ủng hộ nhiệt tình,
nhất là Honda Tsubasa trong vai Urumi đó.Phim cũng có bản cũ sản xuất
năm 1999. Mình chưa xem hết nhưng có vẻ cũng được. Chất lượng hình ảnh không tốt
như phim mới.
Lang thang trên mạng tình cờ tìm được phim hay. Nói ra thì hơi thừa thãi bởi có lẽ đa số mọi người đều biết đến phim này rồi.
Chuyện kể là... Đất nước Hàn Quốc lúc này đang vô cùng thống khổ dưới sự cai trị của vị vua tàn bạo. Ông hết mực cưng chiều phi tần Nok Su và là con rối của bà. Mọi chuyện bắt đầu khi 2 chàng hề Jang Saeng và Gong Gil bày ra vở kịch châm biếm nhà vua cùng phi tần Nok Su. Trái ngược với sự đón nhận nồng nhiệt của dân chúng, họ bị quan trên bắt và được phép diễn vở kịch của mình cho nhà vua xem. Tuy nhiên, nhà vua vô cùng yêu thích và quyết định giữ họ lại để tiếp tục diễn kịch cho ông . Sóng gió bắt đầu từ đó khi nhà vua lại dành tình cảm đặc biệt cho anh hề Gong Gil khiến anh bị phi tần Nok Su căm ghét.
Gong Gil
Mang gương mặt và dáng điệu của một cô gái, hầu như trong tất cả các vở kịch, anh luôn hoá trang thành nữ. Trầm tính, ít nói, biểu diễn giỏi và có tài ứng biến nhanh nhạy, sau khi vào cung, Gong Gil chiếm được cảm tình của nhà vua. Jang Saeng
Sống cùng với Gong Gil từ khi còn là nô lệ của gia đình quý tộc, anh và Gong Gil đã cùng nhau vượt qua không biết bao nhiêu hiểm nguy, thử thách. Anh dành cho Gong Gil tình cảm chân thành, luôn bảo vệ, che chở và thậm chí là hi sinh cho Gong Gil. Đôi chút cảm nhận. Mình đã nghe nhắc phim này lâu nhưng giờ mới có dịp xem. Phim là một chuỗi những câu chuyện của 2 anh hề và nhà vua, hầu hết đều mang dáng vẻ trầm buồn, những câu chuyện qua lời kể và đều được thể hiện qua những vở kịch họ diễn. Sau mỗi lần kết thúc vở diễn là một người gục ngã vì cái chết bởi sụ châm biếm dành cho những tên tham quan, vô lại, bởi những góc khuất triều chính, tiền tài, thế lực khiến một người mất đi người mẹ yêu dấu đều được họ tái hiện chân thật, cảm động và có phần cay nghiệt. Chỉ qua những cử chỉ và hành động của Jang Saeng dành cho Gong Gil, bất cứ ai cũng có thể định nghĩa được thứ tình cảm trong sáng và cao đẹp ấy. Nó được gọi là tình yêu khi sự hy sinh là đỉnh điểm cho việc cho đi mà không cần nhận lại.
Cả đời ta toàn đóng vai mù. Giờ ta mù thật rồi, ta không thể diễn tiếp được nữa.
Mở đầu phim là một vở diễn và kết thúc cho những rối rắm ấy cũng là một vở diễn đầy nước mắt của sự chia ly và đoàn tụ, giữa kẻ mù và kẻ phải chết. Khi quân kháng chiến kéo vào thành, nhà vua và phi tần Nok Su vẫn thản nhiên cho phép 2 kẻ hát rong được diễn lần nữa. Họ chơi đùa trên sợi dây của số mệnh, bật nhảy giữa không trung và mọi thứ mờ đi khi đã tìm được câu trả lời xác đáng.
Phải, vì trước mắt ta giờ đây là vực sâu bao la, thăm thẳm, lẽ ra ta nên mù sớm hơn mới đúng.
Này, kiếp sau huynh muốn trở thành ai? Nhà vua à?
Không không
Quý tộc à?
Cũng không. Kiếp sau ta vẫn muốn trở thành kẻ hát rong.
Ta cũng thế.
Mình thích phim này, nhất là các hũ không thể bỏ qua phim này được. Xem phim này mình cực thích Gong Gil ( không biết có ai đồng tình với mình không nhỉ) nhưng nói trước, phim rất buồn, chậm rãi và khắc khổ. Vị vua trong phim có vẻ bị điên và những vở kịch châm biếm gây cười hơi tục tĩu. Mình không hề cười khi xem họ diễn, mình chỉ cười vì tình cảm cao đẹp của họ mà thôi, tình cảm của họ thật sự khiến mình rung động, không hề thua kém cặp nam nữ nào. Chịu khó lắng nghe và suy ngẫm, hẳn bạn sẽ nghiệm được những câu chuyện được chắp nối qua những vở diễn, những điều quý báu từ bộ phim này. Chúc các bạn xem phim vui vẻ. :)
Bài cảm nhận:Hồ - Ngày cuối năm,
cất giấu cho mình sự lãng quên.Tác
giả: Banana
Yoshimoto.
Tôi có thói quen viết ra những con chữ trong một bản nhạc nghe
đi nghe lại, chìm đắm trong bản nhạc ấy, mọi cảm xúc tôi viết ra đọng lại trong
đấy.
Tặng cậu, dành
cho một điều gì đó nguyên sơ nhất.
Để cậu giữ một phần trong trẻo nhất của cuộc đời mình,
Tớ vẫn lo là, ở nơi xa thế, cậu có đọc được không?
Có luôn đang dõi theo chúng tớ không?
Chúng tớ mất đi cậu, và là mãi mãi.
Tớ nhớ cậu.
Có những tháng ngày vội vã trôi qua thật nhanh, giữa dòng người, giữa dòng đời,
tôi chợt nhớ về những ngày xưa cũ kĩ. Có những ký ức đọng lại mãi trong tâm
trí, tôi không muốn lãng quên, dù rằng tôi tự nhủ với mình rằng hãy luôn nhớ,
nhưng dù rằng luôn nhớ, nhưng đến một lúc nào đó, đối với chính mình, rồi sẽ
lãng quên. Tôi muốn mình mơ những giấc mơ, dẫu là không thể chạm tới, tôi vẫn
muốn một lần trở lại, dẫu không toàn vẹn, nhưng cảm giác sống lại những kỷ niệm
ấy dù bao lâu tôi vẫn muốn thử.
---
Sớm tinh mơ ngủ dậy, tôi nhìn ra ngoài khung cửa sổ chỉ là gam màu tối phết lên
những vệt bóng của những bức tường và những lùm cây, pha trộn chút ánh sáng của
ánh đèn đường chưa tắt. Gió không thổi ngang qua hiên nhà nhưng đọng trong
không khí vẫn là hơi lạnh cắt buốt.
Trong khung cảnh nhập nhoạng của một ngày mới chưa lên, tôi cảm giác một điều
gì đấy trong veo rất đỗi mơ hồ. Trong sự cô độc vây quanh tôi trong căn phòng
với bốn bức tường tróc vôi vữa, tôi chợt thấy mình điềm nhiên đến lạ. Trong đầu
óc non nớt của một con người đang tồn tại, có điều gì đó đang thay đổi.
Cảm giác
choàng tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài, mở to đôi mắt quen dần với ánh nắng ban
mai, hít thở khí trời căng tràn trong buồng phổi, chưa bao giờ tôi nghĩ đó là
một hạnh phúc. Nhưng cũng có một ngày, tôi ngỡ ngàng nhận ra rằng nó có một ý
nghĩa, và rằng nó quan trọng biết dường nào, quan trọng hơn hết thảy những con
số tôi đạt được trên lớp, quan trọng hơn tất cả những rắc rối mà tôi đang gặp
phải. Bạn biết điều ấy nghĩa là gì không?
Là rằng…
Tôi đang sống, tôi tự do hít thở bầu không khí này, và tôi hạnh phúc vì có thể
mở to đôi mắt ngắm nhìn thế giới, lắng tai nghe tất cả âm thanh hiện hữu xung
quanh mình.
Cách đây vài tuần, cô giáo giao cho tổ của chúng tôi phải thuyết trình về một
vấn đề: “Thế nào là hạnh phúc?”
Cách đây
gần một tháng, tôi và những đứa bạn trao đổi những tấm flashcard viết những từ
tiếng anh, tôi nhận được một tấm card viết một từ: Oblivion –
nghĩa là: “Lãng quên”
Vào một buổi chiều,
tôi kể với cô bạn thân rằng mình muốn đọc quyển Hồ của Banana
Yoshimoto vì rằng rất ấn tượng với bìa truyện. Và tôi sẽ không có bất
kì hối hận nào nếu chộp quyển ấy trên giá sách mua ngay và luôn (đừng hỏi sao
thẳng thừng đến thế được nhé, tôi đọc dòng đầu tên và “kết” ngay tắp lự không
cần bàn cãi).
Cái tên Banana ấy trở thành một thương hiệu cho tôi lần mò mỗi khi đến quầy văn
học nước ngoài, tôi quen thuộc và yêu thích cái tên ấy hơn Murakami
Haruki. Ở Banana, bà diễn đạt bằng loại ngôn từ được viết trong những cuốn
sách mà tôi thích đến lạ. Dù rằng tôi đọc tác phẩm Kitchen đầu
tiên, Hồ lại là tác phẩm khiến tôi đồng cảm nhiều hơn.
Bạn tin
có một sợi dây liên kết vô hình nào đó không? Bất cứ nơi đâu, bất cứ sự vật sự
việc nào, có một sự tạo dựng và gắn kết tuyệt diệu.
Tôi nghe
xong vài Soudtrack của phim Departures trên Youtube và vô tình
lướt chuột vào: Joe Hisaishi in Budokan - Studio Ghibli 25 Years
Concert.
Departures đúng như tên gọi, nó đúng là một chuyến hành trình.
Motip kì lạ, và vì sự kì lạ đến đáng kinh ngạc ấy, tôi bị cuốn hút thật sự. Bộ
phim từng mang về cho điện ảnh Nhật Bản giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước
ngoài hay nhất” năm 2008. Có một điều mang đậm phong cách trong những bộ phim
điện ảnh Nhật Bản, rằng nó thật sự nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng trong cuộc sống diễn ra
hằng ngày của người Nhật, nhẹ nhàng nhưng không chán ngán, nhẹ nhàng nhưng đủ
thực tại, đủ lắng đọng không quá phiêu du, bay bổng như những bộ phim truyền
hình Hàn quốc dài tập, nhẹ nhàng đủ làm dịu tâm hồn và khiến người ta suy ngẫm.
VnExpress đặt tựa đề bài báo là “Departures – Triết lý vô thường của
người Nhật”. Bộ phim đưa chúng ta đi cùng Daigo trong cuộc hành trình
qua những cột mốc của cuộc đời anh. Sự sống và cái chết, hai mặt đối lập nhưng
tồn tại theo một vòng tuần hoàn. Và với triết lý của người phương Đông, chết đi
chỉ là kết thúc một cuộc hành trình và rồi mở ra một cuộc khởi đầu mới, cái
chết cũng là một lẽ thường trong quy luật bất biến của sự sống. Vì một vài lý
do, Daigo ngẫu duyên tiếp xúc với nghề khâm liệm, làm một công việc “đặc biệt”
mà nhiều người luôn e dè tránh tiếp xúc và chẳng lấy gì làm thanh cao. Công
việc cần phải chuẩn bị tẩy uế, thay quần áo mới và trang điểm cho người chết
trước khi lên đường. Nghe có vẻ thật kinh hãi, nhưng những thước phim kì thật
không đáng sợ, không có sắc màu u ám, dành trong đấy là một sự buồn thương,
chìm rất sâu, cảm giác rất đau đớn khi mất đi những người mình yêu quý, gửi gắm
trong đấy là tình cảm thiêng liêng của gia đình.
Hồ cũng mở ra một
sắc trắng, không tang tóc, có lẽ là một màu trắng xóa, vì gam màu ấy không ẩn
chứa điều gì cả. Câu
chuyện này được tách làm hai mạch truyện riêng biệt cho hai nhân vật chính:
Chihiro và Nakajima. Chihiro là sinh viên chuyên ngành nghệ thuật, thích vẽ
tranh tường, luôn ấp ủ ý tưởng trốn chạy khỏi nơi mình lớn lên vì bầu không khí
nặng nề chốn này – nơi mà mang tiếng con nhà danh gia nhưng người khác chỉ xem
cô là con ngoài giá thú của mama làm ở quán bar không hơn không kém. Nakajima
là sinh viên Bộ môn nghiên cứu y học, được miêu tả có ngoại hình kỳ lạ và quá
khứ không được bình thường. Cách hai người quen nhau có lẽ là hơi hiếm trong
thời đại ngày nay, hai kẻ lạ mặt ở hai căn hộ chung cư đối diện nhau một ngày
nọ cùng bước tới cửa sổ và nhìn ra bên ngoài, vô tình bắt gặp ánh mắt của nhau.
Và ngày qua ngày họ có thói quen nhìn qua cửa sổ xem động tĩnh của người kia mà
không biết rằng, việc luôn quan tâm đến động tĩnh của nhau như thế là khởi đầu
của… tình yêu.
Những câu chữ mở đầu bằng giấc mơ của một cô gái, và đó cũng chính là nhân vật
chính của câu chuyện, Chihiro. Trong mơ, cô mơ thấy mẹ, và đôi khi cô cũng mơ
thấy mẹ trong giấc ngủ chập chờn, nhưng chưa bao giờ mẹ hiện hữu trong giấc mơ
của cô rõ ràng và sắc nét như thế.
Lúc đọc nó vào lúc đêm khuya, tôi có một suy nghĩ kì lạ: “Nếu không
phải vì ám ảnh bởi hình ảnh của mẹ cô, bởi hình ảnh căn phòng bệnh viện nồng
nặc mùi thuốc sát trùng, bởi cái ý nghĩ mẹ cô đang cận kề cái chết khiến cô
luôn nơm nớp lo sợ và khi bà mất đi, cô mới được giải thoát bởi mọi thứ ràng
buộc lấy mình, không vì cô nằm mộng nên thấy mẹ, không xét về những khía cạnh
tâm linh, chắc nó sẽ là sợi dây âm dương đứt đoạn còn lại.”
Đêm Nakajima ngủ lại nhà cô lần đầu tiên, cô đã mơ thấy mẹ rất lâu và dường như
cô còn có thể chạm vào người bà ấy. Bà sinh ra cô mà không lấy ông ấy.
Bố cô – vốn dĩ là một con người đơn giản, sống ràng buộc với địa vị mà chẳng
buồn vùng vẫy thoát ra khỏi đấy. Hai con người quen nhau một cách đầy bất ngờ
trong một quán ăn món Hàn với những thứ gia vị cay xè đáng để xuýt xoa, họ trò
chuyện, họ đến gần nhau hơn, và họ sinh ra cô vì bà ấy muốn có con sớm một
chút.
Cô đã
nghĩ, trong cuộc đời bố, mẹ là đóa hoa duy nhất tỏa ra hương thơm tự do.
Nhưng chỉ
trong phút chốc, thực sự sau đó nó cũng chóng tàn.
Ông ấy lặp lại những câu giá như, giá như bà ấy còn sống chúng ta đã làm một
chuyến du lịch biển chứ không quanh quẩn quanh năm làm việc như thế thì…
Cô sinh ra chắng khác nào một đứa con ngoài giá thú, dòng họ nội chối bỏ và nơi
cô sinh ra khiến mình thấy ngột ngạt, điều duy nhất cô muốn làm là vẫy vùng
thoát khỏi nơi đó.
Có lẽ
đến hết đời tôi cũng không quên được cảm giác khi thấy những kẻ đầy lòng hiếu
kì cùng hứng thú lẫn ganh ghét vận đồ đen sặc vẻ hình thức và đãi bôi, dát lên
mình sự nghiêm trang giả tạo, gắn lên bộ mặt đau buồn ánh mắt sáng trưng đến
nhìn vào bên trong quan tài mẹ… Cái cảm giác chỉ muốn đập tan bầu không khí giả
dối và đội lốt ấy bằng một điệu múa khỏa thân cho bõ ghét.
Thân
xác mẹ đã được lửa tẩy sạch, không để ánh mắt bẩn thỉu nào có thể in dấu trên
đó. Tôi không nghĩ mình cảm thấy nhẹ nhõm đến thế khi mẹ bị hỏa thiêu. Trang
phục của mẹ, vẻ đẹp của mẹ, quy mô đám tang mà bố chẳng tiếc tiền chuẩn bị đã
làm thỏa mãn lòng hiếu kì của bọn họ.
…Khi
trông thấy bố bám chặt lấy quan tài khóc nức nở, tôi đã nghĩ mình không bằng
bố. Bố dồn cả tâm tư cho mẹ, còn tôi chỉ toàn để ý những điều vô nghĩa.
…Phải
rồi, ngày hôm đó, mẹ đến trong giấc mơ tôi,… là phần con người tựa một đóa hoa
của mẹ.
Phần con người thân thương như một đóa hoa nhỏ thẹn thùng rung rinh trong bóng
nắng.
Tôi đã nghĩ vài điều,
và những điều Chihiro trải qua cũng là một phần của sự sống, mới đây thôi, tôi
cũng từng trải qua tình trạng gần giống thế. Và thật ngạc nhiên khi có thể tìm thấy
ngay được tình tiết giống những điều mình đã trải qua. Có lẽ, có một vài điều,
những đứa trẻ có một gia đình, đều trải qua những điều như thế.
Hồi
nhỏ, nửa đêm mỗi lần tỉnh giấc và hé mắt ra nhìn, tôi lại thấy mẹ vỗ nhè nhẹ
vào cái bụng để hở của tôi, sửa sang áo ngủ và đắp chăn lại cho tôi.
Bằng
cơ thể, tôi đã học được rằng: “Được yêu là thế, là khi một người muốn chạm vào
mình, muốn tỏ ra dịu dàng với mình”. Vì vậy tôi không bao giờ có phản ứng trước
một tình yêu giả tạo. Đây là ý nghĩa của việc được “nuôi nấng” chăng?
Con
muốn gặp lại mẹ một lần nữa, mẹ ơi. Con muốn được chạm vào người, ngửi mùi của
mẹ.
Khi
nghĩ rằng ngay cả quán bar hơi dơ bẩn lúc ban ngày giờ đây cũng không còn nữa,
tôi bỗng thấy nhớ thương.
…Tỉnh giấc rồi, nước mắt vẫn chảy thành dòng.
Xen ngang
những dòng hồi tưởng về người mẹ thân thương của cô, về những ngày bà còn sống
và cô ở bên cạnh bà, là một mối quan hệ không xa cũng chẳng gần giữa cô và
Nakajima.
---
Cô
thản nhiên ngủ với hắn, mặc nhiên hắn ngủ với cô đơn giản như một người bạn, và
việc làm tình hắn đã giải quyết ổn thỏa ở bên ngoài. Cô nghĩ đơn giản một điều
rằng hắn là gay, và là gay thì có nhiều điều khó
nói. Thực ra đó chỉ là điều cô suy nghĩ.
Lúc đầu,
với những biểu hiện bối rối và sợ hãi khi quan hệ, Chihiro đã nghi ngờ Nakajima
đã gặp vấn đề gì đấy trong quá khứ. Cả hai cùng mất mẹ, cả hai có những khiếm
khuyết bổ sung và bù đắp cho nhau. Càng gần gũi Nakajama, cô càng nhận thấy có
sự méo mó gì đó trong con người hắn ta. Hành trình dẫn cô khám phá cuộc sống
thoát tục của những nhân dạng lạ lùng, tìm đến cái hồ lảng bảng ký ức về một
tuổi thơ nảy nở trong thảm họa.
Đúng với tên gọi Hồ, rất gọn ghẽ, súc tích, có nỗi đau và đặc biệt gây ấn
tượng. Tôi đọc câu chuyện với cảm giác mình đang được gội rửa, thanh mát giữa
làn nước trong xanh vắt in được bầu trời trên bóng mặt nước.
Tôi không xếp cuốn sách vào cuốn yêu thích nhất, nhưng nếu có cuốn sách nào
khiến tôi muốn chạy ngay ra hiệu sách mua ngay và luôn thì đúng thật đến giờ
chỉ có: Hồ. Biết đâu một quãng thời gian nữa, tâm trí tôi sẽ dần phai nhạt và
Hồ sẽ trở lại vai trò là một cuốn truyện tôi từng đọc.
Review hay còn gọi một cách dễ nghe: “cảm nhận”. Review bao bọc bên ngoài bộ
phim ấy, như việc một thước phim trân quí được phủ bởi bao kiếng trong suốt,
không thể trầy xước, chỉ có thể lành lặn hơn thôi.
Tôi nghĩ một bộ phim nào đấy cũng có linh hồn. Đó là khi tất cả cảm xúc của bộ
phim có thể truyền đạt đến người xem. Tôi biết những nhân vật đấy không có
thật, nhưng cảm xúc tôi có được từ bộ phim là thật. Để có thể đón nhận một cách
chân thật tất cả những điều tuyệt diệu của thước phim đem lại, chính tôi phải
mở lòng mình ra. Tôi cảm nhận nó bằng tất cả lòng mình, tôi đặt hết tình cảm
gìn giữ của mình trong bộ phim ấy. Làm cho nó đẹp hơn bằng tất cả cảm xúc của
riêng mình.
Tôi đang nghĩ mình liệu mình sẽ cảm nhận về thứ gì bây giờ. Một bộ phim giả
tưởng hay một bộ phim tình cảm lãng mạn, một cuốn sách văn học hay một cuốn
tiểu thuyết “sướt mướt”?
Ồ không, tôi có thể đọc nhưng không thể “cảm nhận” về những “món mì ăn liền”
ấy. Tôi nhớ mình còn một thứ. Tôi nghĩ mình sẽ review một quyển truyện ngay kề
bên tôi. Việc ngồi ở bàn học, ngước lên giá sách, và chộp cuốn “5 Centimet trên
giây” là quá đủ cho một bài review.
Tôi sẽ lấy lại cảm xúc của cuốn truyện này như thế nào bây giờ, khi tôi coi bộ
phim từ cách đây rất lâu. Hình ảnh tôi bắt gặp vào hai năm trước trong đoạn
phim, một buổi chiều tà nắng nhuộm sắc đỏ rực lan rộng cả vùng trời, khung cửa
sổ trắng mở toang lộng gió, và bài nhạc anime ấy ám ảnh tôi không dừng.
“5 Centimet trên giây” là một bộ phim, một truyện manga, một cuốn tiểu thuyết
và giờ đây, nó được chuyển thể sang thể loại Lightnovel. Tất cả chúng đều cùng
tên và cùng được tạo nên bởi cùng tác giả Shikai Makoto. Nó được gọi tắt với
cái tên “5cm/s”. Câu chuyện viết về mối tình đầu và có một nhân vật xuyên suốt
trong ba câu chuyện nhỏ: Toono Takaki.
Lúc đầu, tôi coi không hiểu anime vì không nhận ra chàng trai là nhân vật chính
duy nhất. Câu chuyện kể về mối tình của chàng trai từ lúc còn là một cậu bé,
qua nhiều lần chuyển trường, gặp qua vài cô bạn gái khiến mình rung động, rồi
cuối cùng ở đoạn cuối khi trưởng thành, cậu lại nhớ da diết và đau đớn về cô
bạn thân của mình thuở nhỏ. Cả hai người chạm mặt và cách nhau trong phạm vi
làn phân cách giữ an toàn cho đoàn tàu lửa chạy ngang qua. Những toa tàu nối
đuôi chạy qua, từng toa một, cho đến lúc toa cuối cùng đi mất, cô gái cũng bỏ
đi. Họ đi lướt ngang qua đời nhau như vậy.
Tôi nghe nhạc
phim Anime 5cm/s nhiều lần. Mỗi khi tâm trạng tôi bất ổn, mỗi khi tôi muốn viết
nên một câu chuyện, mỗi khi tôi muốn tìm lại một “mẩu” con người mình đánh mất.
Tôi nghe rất nhiều lần, nghe nhiều lần nhất trong những lần mình nghe. Tôi nghe
luôn Sound Track tất cả bài hát của phim trong Youtube.
Những thước phim rất đẹp, nhưng rất buồn. Không phải buồn bã đến bi thương, một
cái buồn lắng đọng, rơi chầm chậm lan nhẹ vào cảm xúc, một cái buồn thả vào mây
trời lồng lộng, một cái buồn cho điều nguyên sơ gì đã mất. Những thước phim đẹp
tạo nên bởi đôi bàn tay của người vẽ nó, khung cảnh bao la bát ngát một vùng
đất bao la, những con người cô đơn xích lại gần nhau. Trong những năm tháng
thanh xuân, khi tuổi thơ đã qua, khi rời xa ngôi trường với thứ cảm xúc ngây
ngô của thuở học trò, ta bỏ lại nhiều điều dẫu cho nó thanh khiết và thật mong
manh.
Tôi không phủ nhận độ “hot” của cuốn truyện này trên Tiki.vn mấy tháng trước
đâu. Khi con bạn lớp bên thả phịch thùng kiện hàng có chứa mấy cuốn sách chúng
tôi đặt trên Tiki xuống bàn của tôi, hàng chục ánh mắt bọn con gái trong lớp
nhìn chằm chằm tò mò nhìn tôi mở gói hàng. Một cô bạn cầm cuốn “5 Centimet trên
giây” ấy lên, vài đứa cũng biết, “Tớ nhớ cái này hết hàng trên Tiki rồi cơ,
đúng không?” “Ừ, nhưng tụi tớ đặt trước lúc ấy rồi.”
Dẫu sao thì câu chuyện ấy vẫn rất tốt, và nếu không “rất khắt khe” mà trở thành
một độc giả dễ dãi, tôi sẽ cho điểm “được”. Thứ đáng phiền ở đây khi cầm cuốn
truyện lên, có hai điều (nhưng khi đọc hơn nửa cuốn truyện thì tôi cũng chẳng
cho là “phiền” nữa):
“5cm/s không chỉ là vận tốc của những cánh anh đào rơi, mà còn là vận tốc
khi chúng ta lặng lẽ bước qua đời nhau, đánh mất bao cảm xúc thiết tha nhất của
tình yêu.”
“5 centimet trên
giây” lấy cảm hứng từ những cánh anh đào. Trong phim có ba thứ, trong manga có
ba thứ, và trong truyện cũng có ba thứ xoay quanh câu chuyện từ đầu đến cuối,
là lời mở câu chuyện và cũng là lời kết câu chuyện.
Thứ nhất, đó là hoa anh đào rơi, phải là hoa anh đào rơi mới có thể thấy vẻ đẹp
tuyệt vời của nó, số mệnh một quãng hoa anh đào trên cây cũng rất ngắn ngủi,
rất dễ mất đi, nhưng trước đó là đẹp ngỡ ngàng trong phút chốc. Muôn vạn anh
đào đẹp rực rỡ bay lượn trong gió nhưng thật khẽ khàng, anh đào giữa không gian
phảng phất bay bổng.
Thứ hai là đoàn
tàu, cảnh đầu truyện là đoàn tàu chạy ngang qua và Takaki đứng đợi Akari cùng
qua, cảnh cuối là đoạn hai người bước qua nhau. Và cuối cùng là những bức thư
tay.
Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
Shinkai Makoto sinh năm 1973 tại Nagano. Đạo diễn, biên
kịch, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Nhật Bản, được mệnh danh là “ảo thuật gia
của những nỗi buồn”, cả trên màn ảnh rộng lẫn trên những trang văn.
(Trích trong bìa truyện "5 Centimet
trên giây")
Shinkai Makoto đã nói rằng, không giống
như các tác phẩm của ông trước đó, không có bất kỳ yếu tố kỳ ảo hay khoa học
viễn tưởng nào trong bộ phim này. Thay vào đó nó sẽ trình bày một cách chân
thật thế giới thực với nhiều góc độ khác nhau.
Phim cho thấy nhiều mặt của cuộc sống luôn đấu tranh và cùng tồn tại với nhau
như thời gian, không gian, con người và tình yêu. Tựa Byousoku 5
Centimeter(5 cm/s) là tốc độ mà một cánh hoa anh đào khi nó rơi xuống, cánh hoa đó
là ẩn dụ cho con người, liên tưởng đến cuộc sống chậm
rãi nơi mọi người luôn gắn kết với nhau nhưng theo thời gian mỗi người sẽ đi
theo các hướng khác nhau dần dần tách nhau ra.
(Trích trong Wikipedia)
Đoạn trích truyện:
Chuyện thứ nhất HOA ANH ĐÀO 1
“Này, trông cứ như tuyết rơi ấy nhỉ”, Akari
nói.
Chuyện đã mười bảy năm rồi, đó là hồi chúng tôi vừa bước vào lớp Sáu. Hai đứa
vẫn thường đi bộ dọc khu rừng nhỏ trên đường về nhà, cặp sách nặng trĩu vai.
Dạo ấy là mùa xuân, hoa anh đào đang độ mãn khai. Vô vàn cánh hoa lặng lẽ chao
lượn trên không trước khi phủ trắng con đường nhựa dưới chân. Không khí ấm áp,
trời nhẹ và trong như màu xanh được gội rửa. Cách đấy không xa là tuyến tàu
điện Odakyu và tuyến đường dành cho cao tốc, nhưng những âm thanh ở đó dường
như không thể chạm đến chúng tôi. (…)
Phải, ít nhất trong kí ức của tôi, cảnh tượng hôm ấy có thể nói là đẹp như
tranh. Hoặc như phim. Mỗi lần cố chạm tay vào kỉ niệm xưa cũ, tôi luôn có cảm
giác mình đứng hẳn ra ngoài, tách rời khung tranh mà ngắm lại tuổi thơ. Cậu
nhóc tròn mười một và bên cạnh là cô nhóc cùng tuổi, cao xấp xỉ nhau.”
---
Câu chuyện mở ra
với hai nhân vật chính, cậu bé trai là Takaki và bé gái là Akari. Cậu gặp
Shinohara Akari lần đầu năm lớp Bốn và ngay lập tức phải lòng cô bé.
“Này, tớ nghe nói vận tốc là
năm xentimet trên giây.”
“Gì cơ?”
“Cậu thử đoán xem.”
“Tớ chịu.”
“Động não một chút nào, Takaki”
Có động não tôi cũng không tìm được đáp án, nên đã trả lời thành thật rằng mình
không biết.
“Vận tốc rơi của hoa anh đào đấy. Năm centimet trên giây.” (…)
Năm centimet trên giây sao?
(...) Khoảng thời gian từ lúc gặp đến lúc chia tay Akari – tương ứng với khoảng
thời gian ba năm từ lớp Bốn đến lớp Sáu. (…) Bây giờ ngẫm lại thì lúc đó hai
đứa đều có dự cảm không lành về một tương lai thiếu vắng nhau, nên cố sức lấp
đầy bằng việc trao đổi kiến thức.
Họ chia tay từ năm lớp Sáu, Akari phải chuyển trường, và Takaki như thiếu vắng
mất một điều gì đấy, một người bạn, hay người cậu thầm thích. Cả hai vẫn trao
đổi thư từ, và kể nhau nghe về hoa anh đào hay đại loại gì đấy trong cuộc sống
của họ. Mùa hè sang, mùa thu chuyển lá rồi lại sang đông, Takaki lên lớp Bảy,
cậu cao thêm, có da có thịt, và không hay bị cảm như hồi nhỏ nữa. Trong bức thư
trao đổi giữa học kì, cả hai hẹn gặp nhau ở sân ga Iwafune.
Tôi nhớ rõ đoạn này khi nhớ lại phân
cảnh trong Anime, cảnh một cô gái ngồi bên lò sưởi ở phòng đợi của nhà ga. Và
chuyến đi đến ga Iwafune thực sự rất gian nan trong một đêm bão tuyết, tàu phải
hoãn chuyến, thời gian tàu khởi hành dời lại không như dự kiến. Điều này làm
Takaki lòng nóng như lửa đốt. Nhưng cậu vẫn tin chắc, Akari vẫn chờ cậu.
Và thật thế…
“Cậu bé học lớp Bảy khắc ghi trong lòng mình hai chữ “mãi yêu” nhưng hai chữ ấy
rồi cũng phai nhạt theo thời gian. Mối tình đầu trở thành hình mẫu lí tưởng cho
những mối quan hệ, những cuộc tình tiếp theo, như một lời nguyền mãi không được
hóa giải.”
Yoshida Daisuke
Takaki và Kanae
Giống như khi
tôi xem Anime, tôi xem đoạn đầu giữa Takaki và Akari rất chăm chú, đoạn thứ hai
kể về những ngày tháng cấp III của Takaki khi cậu cùng gia đình chuyển đến sống
ở Tanegashima, một hòn đảo nhỏ ở cực nam nước Nhật. Tôi thích đoạn đầu, nhưng
tôi lại nhớ rõ những cảnh nền ngoài trời ở đoạn giữa. Câu chuyện tiếp theo kể
về mối tình đơn phương Takaki của Sumida Kanae, và lần này ngôi kể cũng thuộc
về cô ấy.
Tôi coi lướt Anime đoạn cuối, khi Takaki đã trưởng thành, và lần này cậu lại có
một mối tình với một cô gái khác, tôi không nhớ tên, và tôi cũng coi lướt đoạn
thứ ba, dường như tôi cũng chẳng chú tâm đoạn ấy lắm.
Đây là một bộ phim Anime, một truyện
Manga, và là tiểu thuyết Lightnovel tôi coi từ đầu đến cuối, thuộc luôn cả lời
hát đoạn đầu tiếng Nhật. Tôi nhớ khi mình coi manga “Tình đầu dành hết cho em”
cũng khá xúc động, nhưng là một loại xúc động khác, và tôi hét toáng lên khi
tình cờ xem phim chuyển thể, tôi không thích nhân vật chính cho lắm nhưng kết
thúc khiến tôi nhẹ bẫng. Tôi nuối tiếc.
Trong “Tình đầu dành hết cho em” không phải đẹp nhưng buồn như “5 Centimet trên
giây”, đó là mãnh liệt nhưng nuối tiếc của một chàng trai bị bệnh tim bẩm sinh
không thể dành hết cả đời cho người con gái mình yêu. Và dĩ nhiên trong bộ phim
và cả trong manga cùng tên ấy, có cảnh trời hoàng hôn sắc đỏ, thổi tung những
trang Di thư đẫm nước mắt, cũng có bạt ngàn cánh anh đào rơi, gió xoay vần, và
cậu ấy rời xa thế giới.
“Tiểu thuyết “5 Centimet trên giây” do chính Shikai Mokoto chấp bút. (…) Về mặt
cấu trúc, phiên bản tiểu thuyết không khác Anime là mấy, đều là ba câu chuyện
với ba ngôi kể khác nhau, nhưng tác giả đã khéo léo tái hiện bằng ngôn ngữ văn
chương.”
“Những ngón tay lật giở từng trang sách, lãng quên cả thời gian, không gian,
(…), ngón tay bạn đã ngừng lại cả trăm lần trên mỗi trang sách. Chỉ vì một cử
động rất khẽ, một câu thoại, hay một xúc cảm bất chợt có thể đánh thức những
điều ngủ quên trong tiềm thức.”
Nói lại những điều còn ở phía trước,
Yoshida Daisuke (Nhà văn, nhà phê bình văn học)
Trang nhật ký của tôi lật giở lại câu nói tôi từng viết, lời trích trong chuyên
mục của anh Sky trong Hoa Học Trò nhiều năm về trước mà sau đấy rất lâu, tôi
mới biết đấy là tựa đề bài hát chính trong “5 cm/s”.